Bạn đã nghe qua về lụa tơ sen nhưng chưa biết la tơ sen là gì? Bộ phận nào của hoa được dùng để sản xuất thành lụa?. Hãy để chúng tôi giúp bạn tìm hiểu chủ đề này, qua việc cùng Vải Thun Việt Phụng đến với bài viết sau đây.

Chúng ta sẽ có cảm giác rất thân thuộc khi nói về hoa sen, đây là một trong những loại hoa biểu trưng cho văn hóa dân tộc bên cạnh vẻ đẹp thuần khiết. Về cấu tạo, ngoài những bộ phận cơ bản của hoa sen bao gồm: nhụy sen, tim sen, lá sen thì với cuốn sen, đây là chất liệu chính dùng để sản xuất và dệt ra vải lụa tơ sen. Vậy vải lụa tơ sen là gì? Công dụng mang lại? Để tìm hiểu, hãy đến với nội dung sau đây.

Lụa tơ sen là gì?

Lua to sen la gi

Trong nhiều loại vải có mặt trên thị trường hiện nay, sự góp mặt của vải lụa tơ sen được xem như phần chất liệu có giá trị bên cạnh đặc điểm cấu tạo độc đáo nhất.

Khái niệm

Ngày nay, người ra biết đến vải lụa tơ sen khi nói về loại vải được dệt từ sợi lấy từ phần cuốn của hoa sen. Vải sợi tơ sen mang những đặc điểm nổi bậc như mềm nhẹ, thoáng khí. Quy trình sản xuất vải lụa vô cùng phức tạp, đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao. Và cũng chính vì những lý do đó mà giá thành của vải được liệt kê vào phân khúc đắt đỏ nhất trên thế giới.

Nguồn gốc của lụa tơ sen

Về nguồn gốc, sự ra đời của vải lụa tơ sen bắt đầu bằng sáng kiến của người dân Miến Điện ( Myanmar). Ý tưởng xuất hiện vào khoảng những năm 1900, trong một ngôi làng nhỏ tên là Kyaing Kan, tại đây những sản phẩm vải lụa tơ sen đầu tiên được dệt và sản xuất với mục đích làm áo cà sa để dân lên các tu sĩ, và người thợ chính tạo nên thành phẩm được biết là bà Sa Oo.

Theo thời gian, có một khoảng thì nghề dệt vải lụa tơ sen bị thất truyền do người thợ chính qua đời, tuy nhiên không lâu sau đó, chất liệu vải này xuất hiện trở lại do sự tái dệt may bởi những người thân của người phụ nữ này. Và cho đến hôm nay, vải lụa tơ sen được xem như một phần đặc trưng trong văn hóa vải sợi ở Myanmar, có giá trị thu hút và giữ chân nhiều khách du lịch khi đến thăm vùng đất này.

Còn ở Việt Nam, theo ghi nhận, sự xuất hiện của vải lụa tơ sen là vào năm 2017 và được một nghệ nhân dệt lụa lành nghề với hơn 60 năm kinh nghiệm sáng kiến ra. Người nghệ nhân đó là bà Phan Thị Thuận, bà đã tìm tòi và cùng sự đam mê nghề, và học hỏi và tham khảo thông tin ở nhiều nơi, từ đó đúc kết kinh nghiệm và dệt thành công loại vải sợi tơ sen này.

Bên cạnh nguồn gốc độc đáo và công dụng mới mẻ của chất liệu vải lụa tơ sen, thì việc cung cấp sản phẩm đều đặn ra thị trường là việc vô cùng khó khăn, bởi mỗi năm sẽ chi có vài vụ sen, nên số lượng cuốn sen dệt vải là vô cùng hiếm. Cũng chính vì nguyên nhân đó, nghề dệt vải lụa tơ sen này dường như còn ít sự phổ biến và phân khúc giá thành tương đối đắc đỏ so với mặt bằng chung.

Tính chất của lụa tơ sen

Sau đây là một số tính chất của lụa tơ sen mà bạn có thể tham khảo như:

  • Độ đàn hồi tốt;
  • Khả năng chống nước và thấm hút mồ hôi tốt;
  • Vải nhanh khô cũng như không có hóa chất độc hại;
  • Quy trình sản xuất nói không với chất liệu như xăng, điện hay nước bổ sung;
  • Sợi vải mềm mịn, thoáng mát;
  • Quy trình trồng cây, thu hoạch đến khi lấy nguyên liệu sản xuất đều nằm trong phạm vi đảm bảo phát triển bền vững.

Quy trình sản xuất lụa tơ sen

Như đã chia sẻ ở phần đầu, quy trình để tạo nên chất liệu vải sợi tơ sen là vô cùng phức tạp cũng như đòi hỏi người nghệ nhân phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để miệt mài làm việc. Và quy trình hoàn chỉnh để sản xuất lụa, bao gồm các bước cơ bản như:

  • Lấy cuống sen

Cuốn sen là bộ phần chủ chốt dùng để dệt ra sợi vải. Khi thu hoạch hoa sen, người ta sẽ tiến hành loại bỏ phần lá và hoa, chỉ giữ lại phần cuốn, sau đó để đảm bảo vẻ sáng đẹp cho sợi vải tạo ra thì cuốn sẽ được đem đi rửa với nước sạch ngay sau khi thu hoạch.

  • Rút tơ sen

Quá trình rút tơ sen được thực hiện bằng cách dùng sao khứa nhẹ bao quanh cuống sen, tiếp đến dùng tay không vặn gộp từ 5 đến 6 cuống để tiến hành lấy sợi tơ ra khỏi thân cây. Sau khi rút được sợi tơ, người nghệ nhân sẽ đặt phần tơ đó lên trên bàn rồi tiếp tục dùng tay để ve tròn tơ lại. Việc làm được thực hiện liên tục đến khi những sợi tơ dày hơn, sau đó sẽ được treo lên để làm khô chúng.

Việc này được thực hiện đòi hỏi sự tỉ mỉ cũng như công đoạn khó khăn nhất. Và thực tế, tùy vào tay nghề của mỗi người nghệ nhân sẽ có được số cuốn sen rút sợi khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người thợ lành nghề cao thì trung bình một ngày cũng chỉ rút được khoảng từ 200 đến 250 cuốn.

  • Dệt vải 

Sợi tơ sau khi rút và được làm khô sẽ được quay thành từng ống nhỏ và được móc lên trên trục con thôi để tiến hành dệt vải.

Ngoài ra, một đặc điểm khác trong quá trình dệt đó là cần duy trì độ ẩm để giữ cho sợi tơ luôn mát.

  • Nhuộm vải

Đây là công đoạn cuối cùng, với những mảnh lụa khi vừa được dệt xong tiếp theo sẽ được mang đi nhuộm màu. Các chất liệu nhuộm sẽ bao gồm những thành phần thân thiện với môi trường và không bao gồm các chất phụ gia khác.

Ưu và nhược điểm của lụa tơ sen

Uu va nhuoc diem cua lua to sen

Hãy cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của lụa tơ sen sau đây bạn nhé.

Ưu điểm

Chất liệu này có những điểm nổi bật như:

  • Sự mềm mịn tốt: Được tạo nên bởi một quy trình đòi hỏi sự khéo léo và tay nghề cao, nên hầu hết những mảnh lụa tơ sen đều có chất lượng cũng như giá trị cao. Tuy không đạt độ sáng như các loại vải lụa tơ tằm thông thường, nhưng cảm giác mềm mịn mà lụa tơ sen mang lại thì không thể sánh bằng.
  • Chất liệu thân thiện con người và môi trường: Hầu hết các loại vải hiện nay sau khi dệt đều tạo ra các chất thải độc hại. Nhưng đối với lụa tơ sen thì khác, do được làm từ hoa sen nên khi sản xuất sẽ không tồn tại các chất thải, bên cạnh đó đây còn là vật liệu có thể tự tái chế, đảm bảo an toàn và thân thiện môi trường sống
  • Chống được tia UV: Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của lụa tơ sen, vải có khả năng cách nhiệt và chống chọi tốt trước điều kiện môi trường. Nên vào những ngày hè nắng nóng, chất liệu khi mặc vào sẽ làm cho con người trở nên vô cùng thoải mái.
  • Thẩm mỹ cao: Với sự hoàn thiện gia công đạt tiêu chuẩn trên từng milimet vải, vì thế thành phẩm lụa tơ sen được đảm bảo uy tín cũng như kỳ công cao, mang lại giá trị thẩm mỹ cũng như sức hút đặc trưng riêng biệt.
  • Khử mùi: Do một phần đến từ chất liệu chính làm vải đó là hoa sen, bản chất của hoa mang mùi hương dịu nhẹ, vì thế khi được dùng để sản xuất vải cũng sẽ tạo nên thành phẩm có đặc điểm mùi tương tốt, giúp khử mùi hôi và hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nổi bật mà vải lụa tơ sen mang lại, thì bên cạnh đó chất liệu vải này còn một số hạn chế như:

  • Tốn nhiều thời gian: Quy trình dùng để sản xuất hoàn thiệu vải lụa này tốn rất nhiều công sức và thời gian bỏ ra. Bắt đầu từ việc thu thập nguyên liệu chính là cuốn sen, vì sen nở theo mùa nên không phải lúc nào cũng thu hoạch được nên để sản xuất và có đủ chất liệu thì sẽ mất một khoảng thời gian để đợi chờ. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất thành phẩm cần đòi hỏi số lượng người lao động nhiều, nên tốn thời gian để tập hợp nhân lực.
  • Giá thành cao: Vì được sản xuất từ chất liệu hiếm và sinh trưởng theo mùa, nên để sở hữu sản phẩm lụa tơ sen thì bạn cần phải bỏ ra được số tiền rất lớn. Trung bình ước tính, một chiếc khăn được dệt từ chất liệu lụa này dao động từ 4 đến 5 triệu đồng cho một sản phẩm.

Ứng dụng của lụa tơ sen trong cuộc sống

Vì là một chất liệu cao cấp và khá hiếm, nên hiện nay lĩnh vực ứng dụng sử dụng lụa tơ sen không nhiều. Trong số đó có thể kể đến, ngày nay lụa tơ sen được dùng chủ yếu khi để may mặc các loại quần áo như: áo dài, áo khoác cũng như một số loại trang phục truyền thống khác.

Một số lưu ý khi sử dụng lụa tơ sen

Mot so luu y khi su dung lua to sen

Để giúp đảm bảo được chất lượng sợi vải được sử dụng ổn định về sau, với vải lụa tơ sen bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng như:

Giặt nhẹ tay: Do tính chất vải lụa tơ sen thường rất mỏng và tương đối mềm nên để hạn chế sự hư hỏng hay rách xước, thì khi giặc giữ bạn cần hạn chế lực tay và giữ cho thật nhẹ nhàng khi giặt.

Hạn chế chất tẩy: Các sợi tơ sen sẽ có khả năng phản ứng mạnh với các loại hóa chất thông thường, vì thế để đảm bảo bạn cần hạn chế sử dụng các hợp chất này.

Tránh ánh nắng trực tiếp: Một trong những đặc điểm của lụa tơ sen là nhanh khô, nên nếu để quá lâu dưới ánh nắng trực tiếp có thể làm hỏng vải.

Tránh không khí ấm: Một hạn chế khác là lụa tơ sen rất dễ bị ẩm mốc nếu để trong thời tiết ẩm thấp cao. Vì thể bạn cần đảm bảo công tác bảo quản và tuyệt đối an toàn cho chất liệu.

>>> XEM THÊM: #8 Loại Vải May Quần Áo Trẻ Em Thoáng Mát, Dễ Chịu

Vừa rồi là những thông tin chúng tôi cung cấp để giúp bạn trả lời được cho câu hỏi lụa tơ sen là gì, cấu tạo và ứng dụng của lụa. Hy vọng qua đó, bạn đã có thêm được một số kiến thức bổ ích. Mọi thắc mắc về bài viết, bạn vui lòng liên hệ Vải Thun Việt Phụng để được hỗ trợ bạn nhé.

Lua to sen la gi

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay