Bạn đang tìm hiểu vải tencel là gì, đặc điểm cũng như công dụng của chất liệu vải này mang lại? Đừng lo lắng, Vải Thun Việt Phụng sẽ giúp bạn giải đáp qua việc cùng đến với bài viết sau đây.
Có thể nói trong nhiều chất liệu vải có mặt trên thị trường ngày này thì dòng vải Tencel ra đời và để lại nhiều dấu ấn bên cạnh đặc điểm cấu tạo và công dụng độc đáo. Vậy để tìm hiểu vải tencel là gì, chúng tôi mời bạn đến với nội dung sau đây.
Contents
- 1 Vải tencel là gì?
- 2 Nguồn gốc và lịch sử ra đời của vải Tencel
- 3 Quy trình sản xuất ra vải Tencel
- 4 Đặc tính của vải tencel là gì?
- 5 Ưu và nhược điểm của vải Tencel
- 6 Vải Tencel thân thiện môi trường như thế nào?
- 7 Các ứng dụng của vải Tencel trong đời sống
- 8 Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải Tencel
Vải tencel là gì?
Vải Tencel hay được gọi theo tên khác đó là Lyocell, đây là loại vải sinh học được sản xuất từ cellulose với thành phần chính có trong bột gỗ của một số loại như cây bạch đàn, cây khuynh diệp.
Về đặc tính, vải tencel được phân vào nhóm vải cao cấp, có độ an toàn và thân thiện cho người sử dụng nhất hiện nay.
Nguồn gốc và lịch sử ra đời của vải Tencel
Bắt đầu cho sự xuất hiện của vải Tencel là vào năm 1980, công ty Courtaulds Fibers đã triển khai và phát triển thành công loại chất liệu này, cho đến những năm đầu 1900 thì vải Tencel mới thật sự được biết đến và sử dụng rộng rãi.
Năm 2004, tại tập đoàn Lenzing AG, thương hiệu vải Tencel là một trong những cái tên bảo chứng cho công ty và cho đến năm 2013, tên tuổi của thương hiệu vải Tencel đã lan rộng cũng như nổi tiếng trên toàn thế giới.
Quy trình sản xuất ra vải Tencel
Như đã giới thiệu, chất liệu cấu tạo chính nên vải Tencel đến từ loại chất có trong hỗn hợp bột gỗ của một số loại cây như bạch đằng, khuynh diệp. Quá trình sản xuất vải cũng được bắt đầu khi tiến hành lựa chọn và lấy vỏ cây, sau đó nghiền nhuyễn để trở về dạng bột, tiếp tục kéo thành sợi qua công nghệ Nano nổi tiếng. Và quá trình sản xuất tiếp theo được mô tả như sau:
- Bước 1: Tiến hành trộn bột gỗ cùng với chất lỏng;
- Bước 2: Tạo sợi cho hỗn hợp vừa trộn, đem ra ngoài thoáng để làm khô sợi;
- Bước 3: Thực hiện ngâm sợi xơ qua dung dịch đặc biệt để loại bỏ amin oxit có trong sợi vải;
- Bước 4: Làm sạch và thực hiện sấy khô một lần nữa.
Đặc tính của vải tencel là gì?
Nói về đặc tính của vải tencel, bạn sẽ không thể bỏ qua hai nhân tố sau đây:
+ Đặc tính vật lý
Vải nổi bật với khả năng thấm hút cao, thoáng mát và không dễ bị bám bụi bẩn. Ngoài ra vải còn có độ bền cao, không bị biến dạng khi giặt ủi cũng như trong lúc mặt sẽ mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn.
+ Đặc tính hóa học
Với tính hóa học, vải Tencel mang lại giao diện thân thiện người dùng, không chứa thành phần hóa học gây hại, trên vải ít có sự đeo bám của vi khuẩn. Bên cạnh đó, do được sản xuất bằng công nghệ nano tiên tiến nên đảm bảo được khả năng chống xơ hóa của vải, giúp hạn chế vi khuẩn và nấm mộc cực kỳ tốt.
Ưu và nhược điểm của vải Tencel
Hãy đến với những điểm nổi bật và hạn chế của vải Tencel như sau:
+ Ưu điểm của vải Tencel
Ở phần này vải mang lại cho người tiêu dùng những giá trị lợi ích như sau:
- Chất liệu sợi thân thiện môi trường, khả năng tự phân hủy và không tạo ra chất thải;
- Vải có lợi cho sức khỏe con người, tạo độ thoáng khí và hút ẩm tốt, mang lại sự thoải mái và lưu thông khí tối ưu;
- Thích hợp cho mọi loại da kể cả da nhạy cảm: Vải tencel thích hợp cho hầu hết mọi loại da, trong vải có chứa một số thành phần kháng khuẩn tốt, giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh nổi và tạo nên các tình huống bất lợi khác.
- Đa dạng màu sắc và thu hút người dùng: Ngoài ra, các chất liệu dệt vải tencel đều có khả năng bám màu tốt, tạo hiệu ứng lên màu bắt mắt và có sự thẩm mỹ cao.
+ Nhược điểm của vải Tencel
Bên cạnh nhiều lợi ích mang lại, thì vẫn còn một số mặt hạn chế mà vải Tencel đang gặp phải như:
- Chi phí sản xuất vải đắt đỏ, quyết định giá thành tương đối cao;
- Phân khúc sản phẩm cao cấp, khó thu hút được tất cả đối tượng khách hàng;
- Thường phải nhập khẩu.
Vải Tencel thân thiện môi trường như thế nào?
Theo Hội Đồng bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên nhận định và chỉ ra rằng, các sản phẩm vải tencel đều được sản xuất chủ yếu từ các loại gỗ tự nhiên, trong quá trình chăm bón không sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc tăng trưởng khác, nên cam kết 100% an toàn và mang lại giá trị cho môi trường sống.
Ngoài ra, do những đặc tính tên mà vải Tencel còn được ưa chuộng và sử dụng dùng để tạo nên các sản phẩm về chăn ga gối đệm cao cấp.
Các ứng dụng của vải Tencel trong đời sống
Có thể thấy, hiện nay các loại vải Tencel được ứng dụng phổ biến và đa dạng trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong số đó nổi bật nhất có thể kể đến như:
- Trong may mặc: Cùng với những đặc tính mang lại thì vải Tencel thường được ưa chuộng dùng để may mặc quần áo ngủ hoặc các sản phẩm dành riêng cho mùa hè khác.
- Trong sản xuất chăn ga gối đệm: Đây là lĩnh vực tiềm năng và có có sự ứng dụng của vải Tencel ngày càng nhiều, các sản phẩm chăn gối đệm được làm từ chất liệu vải Tencel luôn có được sự tin tưởng và an toàn cao cho sức khỏe người dùng.
Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải Tencel
Giúp bạn bảo quản được vải Tencel an toàn và hiệu quả nhất, sau đây sẽ là một số cách để việc làm này trở nên dễ dàng hơn:
- Nên phơi khô vải tencel ở dưới trời mát, tránh ánh nắng trực tiếp;
- Không sử dụng bàn ủi có công suất nhiệt độ quá nóng, nên dùng phương pháp ủi hơi nước để cố định phôm và kéo dài thời gian sử dụng vảo;
- Tránh để vải trong môi trường ẩm mốc, nhiều mùi hôi;
- Giữ cho vải luôn khô ráo;
- Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh.
> XEM THÊM:
- Vải Sẹc Xây Là Gì? Ưu Điểm, Ứng Dụng, Cách Nhận Biết
- Lụa Tơ Sen Là Gì? Quy trình SX, Ưu nhược diểm của Vải
Qua những thông tin vừa được chúng tôi cung cấp đến bạn qua bài viết, hy vọng bạn đã có đủ kiến thức để giải đáp được cho thắc mắc vải Tencel là gì. Mọi nhu cầu cần được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ Vải Thun Việt Phụng qua hotline để được hỗ trợ tốt nhất bạn nhé.