Có phải bạn đang tìm hiểu về quy trình sản xuất may mặc không? Nếu có Vải Thun Việt Phụng sẽ chia sẻ đến bạn đầy đủ thông tin trong bài viết này.

Để có được một sản phẩm hoàn thiện đến tay người tiêu dùng, nhà sản xuất phải sử dụng những cách sản xuất riêng, những quy trình sản xuất may mặc phù hợp. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Vải Thun Việt Phụng đến với nội dung sau.

Quy trình sản xuất may mặc là gì?

quy trinh san xuat may mac

Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có những quy trình sản xuất khác nhau, cụ thể là:

Khái niệm

Để một sản phẩm có thể đưa ra thị trường phải trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt, quy trình phải được thực hiện chặt chẽ giữa các khâu với bộ phận khác nhau giúp rút ngắn thời gian sản xuất quần áo. 

Quy trình sản xuất phải có dây chuyền và sự liên kết

Khi sản xuất sản phẩm theo đúng quy trình sản xuất dây chuyền giúp sản phẩm tạo thành có đầy đủ các quy trình, nếu xảy ra lỗi sẽ dễ dàng chỉnh sửa. Mỗi bộ phận là một mắt xích quan trọng và phụ thuộc lẫn nhau.

Quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc phải có tính nhất quán

Mỗi sản phẩm sẽ được sản xuất với các quy trình khác nhau thể hiện qua những quy chuẩn cụ thể, những chi tiết từ khâu chọn nguyên vật liệu, cho đến công đoạn cắt vải và khi sản phẩm được hoàn thành nhưng vẫn cần phải có sự đồng nhất và có tính nhất quán như:

  • Tuân thủ đúng bản thiết kế được đề ra.
  • Nhất quán trong công nghệ khi sản xuất một lô sản phẩm.
  • Nhất quán về nguyên vật liệu sử dụng.

Quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc tiêu chuẩn

quy trinh san xuat quan ao may mac

Để sản xuất được các sản phẩm đạt chuẩn yêu cầu phải có sự chuẩn bị chu đáo, các bước chuẩn bị đều theo một quá trình cụ thể:

Bước chuẩn bị

Là bước tiến hành quan trọng nhất. Ở bước này, các nhóm làm việc sẽ phối hợp lại và làm việc với người quản lý. Quản lý sẽ có trách nhiệm thông tin cho từng nhân viên trong các kế hoạch phát triển sản phẩm. Hoạt động tiếp theo là việc kiểm tra những bước tiếp theo.

Bước kiểm tra gồm việc lựa chọn nguyên liệu và đánh giá sản phẩm, bản thiết kế và máy có làm việc hay không.

Lên sơ đồ (thiết kế rập)

Ở khâu này ta sẽ biết được cần bao nhiêu vải để may hết sản phẩm được yêu cầu. Lên sơ đồ làm việc và sắp xếp những chi tiết của sản phẩm lên bề mặt vải.

Là công việc đòi hỏi tính toán chính xác vì vậy người thực hiện phải nắm rõ bản thiết kế cũng như hiểu về khổ vải,… từ đó tạo nên sơ đồ hoàn hảo nhất. Thường sử dụng phương pháp rập tay hoặc máy.

  • Rập tay: Sử dụng bìa cứng, kéo, bút, thước,… để vẽ ra mẫu gốc.
  • Rập máy: Có các phần mềm giúp tiết kiệm thời gian như Gerber, Optitex,…

Cắt vải tạo sản phẩm

cat vai tao san pham

Khi đã lên được sơ đồ, tiếp theo tiến hành cắt chi tiết của từng bộ phận của sản phẩm. Sau đó lựa chọn tấm vải đúng yêu cầu của bản thiết kế, tiến hành cắt vải.

Tiếp tục tiến hành kiểm tra cắt bán thành phẩm, những tấm lỗi sẽ bỏ đi. Tuy nhiên phải đảm bảo được yêu cầu phải đủ bán thành phẩm, kích thước và các thông số khác đặc biệt phải đảm bảo chất lượng của bán thành phẩm.

May thành phẩm

Dùng các mảnh vải đã được cắt để may thành các sản phẩm hoàn chỉnh. Thông thường sẽ được chia thành các bộ phận khác nhau và chia cho các nhóm chẳng hạn như: phần cổ, tay áo, thân áo,… nhóm cuối sẽ ráp và may hoàn chỉnh sản phẩm.

Hiện nay có 3 phương pháp được sử dụng phổ biến:

  • May vắt sổ: Hay còn gọi là may móc xích;
  • May móc xích kép: Được kết hợp giữa 1 mũi kim và 1 mũi móc;
  • May móc xích đơn: Sử dụng chỉ đơn hay còn gọi là mũi kim có 1 chỉ.

Ủi sản phẩm

Sau khi sản phẩm hoàn thiện, bước tiếp theo là đem đi ủi thẳng. Khi thực hiện cần phải lưu ý: nhiệt độ phù hợp với chất liệu, đường gấp ly phải được ủi sắt nét không gập ghềnh. Một số phương pháp ủi là:

  • Ủi thiết kế: Thường các sản phẩm cần tạo độ phồng hay cần nếp gấp mới sử dụng phương pháp này;
  • Ủi phẳng: Trong khi may, các sản phẩm sẽ nhăn nên cần ủi phẳng để loại bỏ các nếp nhăn;
  • Ủi sau khi may xong: Sau khâu hoàn thiện sẽ được chuyển đến để ủi;
  • Ủi bán thành phẩm: Sau khi cắt, các bán thành phẩm được ủi rồi mới đến những khâu tiếp theo;
  • Ủi tạo kiểu dáng: Ủi sau khi sản phẩm đã được hoàn thành giúp tạo kiểu cho sản phẩm. 

Kiểm tra tổng thể chất lượng

Trước khi tung ra thị trường phải bao gồm bước cuối cùng và vô cùng quan trọng nhằm kiểm tra sản phẩm thật kĩ tránh sai sót. Để có thể kiểm tra tổng thể và chặt chẽ cần thực hiện theo quy trình:

  • Kiểm tra màu sắc và chất liệu vải: Kiểm tra màu sản phẩm đã đúng theo mẫu sau quá trình may và ủi chưa;
  • Kiểm tra lại kích thước: Các sản phẩm có những kích thước khác nhau, tuy nhiên ta phải kiểm tra để đảm bảo kích thước đúng với bản thiết kế;
  • Kiểm tra chất lượng đường chỉ may: Thay thế những sản phẩm tốt hơn, đạt yêu cầu hơn nếu xảy ra lỗi;
  • Kiểm tra mẫu thiết kế: So sánh bản mẫu với sản phẩm đã giống nhau chưa, nếu chưa ta cần chỉnh sửa lại cho chính xác nhất.

Ngoài ra những chi tiết như vị trí cúc áo, chất lượng các cúc áo, tag áo đã được gắn vào chưa.

Quản lý quy trình sản xuất

Giúp quá trình diễn ra đảm bảo đúng tiến độ, thời gian. Một số công việc chủ yếu:

  • Nhận đơn từ khách hàng và lập bảng thiết kế
  • Ước tính ngân sách và thời gian hoàn thành
  • Làm báo cáo nhằm đảm bảo tiến độ công việc
  • Phân chia công việc
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao đến tay khách hàng

Đóng gói và xuất kho

dong goi xuat kho

Sau khi hoàn thành khâu kiểm tra và không có sai sót gì thì sản phẩm sẽ được phân theo size và đóng gói vào bao bì. Kiểm tra số lượng, kích thước xếp vào thùng và chuyển đến cho khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Vừa rồi là những thông tin về quy trình sản xuất may mặcvaithunvietphung.com gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải quyết hết tất cả thắc mắc liên quan đến loại vải này. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay