Trong bài viết ngày hôm nay của Vải Thun Việt Phụng, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu vải cotton là gì, cũng như ưu nhược điểm, phân loại và cách nhận biết loại vải này.

Hiện nay, vải cotton là loại vải rất thông dụng và được sử dụng phổ biến. Vậy bạn có biết vải cotton là gì không? Vải Thun Việt Phụng sẽ giúp bạn làm rõ điều này trong phần nội dung tiếp theo. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích khác nữa. Cùng theo dõi nhé.

Vải cotton là gì?

Vải cotton là gì?

Vải cotton là một loại sợi tổng hợp, có thể được sản xuất hoàn toàn từ các sợi bông tự nhiên hoặc được trộn lẫn với các loại sợi nhân tạo khác. Với nhiều đặc điểm nổi và vượt trội nên vải cotton được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong ngành may mặc – thời trang.

Một số đặc điểm ấn tượng như:

  • Thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt;
  • Khả năng chống mài mòn tốt;
  • Dễ bắt màu khi nhuộm;
  • Có khả năng chống lại sự xâm nhập và phát triển của bụi bẩn, nấm mốc;
  • Là loại sợi tự nhiên nên rất an toàn và thân thiện với da;
  • Không gây dị ứng, mẩn ngứa khi sử dụng.

Nguồn gốc của vải cotton là gì?

Vải cotton có nguyên liệu chính là sợi từ cây bông. Từ xưa, bông sau khi thu hoạch sẽ được kéo sợi và dệt thành từng sợi vải. Sau đó sẽ được dệt may thành những sản phẩm như quần áo, chăn ga gối…

Thời điểm khoa học và kỹ thuật phát triển vượt bậc, quá trình sản xuất các thành phẩm được xử lý hóa chất để tạo ra những sản phẩm chất lượng, độ bền và độ an toàn cao, mang lại khả năng khác khuẩn và khó bị ẩm mốc hơn. Vì thế, vải cotton được ưa chuộng và sử dụng phổ biến đến ngày nay.

Phân loại chất liệu vải cotton

Vải cotton được phân loại thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể sẽ được Vải Thun Việt Phụng trình bày như sau

Vải cotton 100% tự nhiên

Như tên gọi, loại vải cotton này được sản xuất hoàn toàn 100% từ cotton, mang lại khả năng thấm hút và thoáng khí tốt. Từ đó người dùng sẽ cảm thấy rất dễ chịu khi sử dụng. Những sản phẩm được sản xuất từ vải cotton 100% tự nhiên sẽ rất phù hợp với kiểu khí hậu nóng ẩm quanh năm như nước ta.

Vải cotton satin

Đây là loại vải có mật độ sợi vào khoảng 300 sợi/inch vuông đồng thời sợi chỉ được se nhỏ nên bề mặt của vải rất mịn màng, mềm mại. Ngoài ra với ưu điểm thấm hút và khô thoáng rất nhanh nên vải cotton satin thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chăn ga, gối nệm.

Vải cotton poly

Vải cotton poly thành phần ngoài chứa các sợi cotton tự nhiên còn được phối hợp thêm các loại sợi tổng hợp khác. Điều này sẽ giúp tăng độ co giãn, sản phẩm nhẹ nhàng hơn, độ bền rất cao và giá thành lại rất hấp dẫn. Vì thế, loại cotton này cũng rất được ưa chuộng hiện nay.

Vải cotton nhung

Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa cotton và nhung. Sự kết hợp này sẽ mang đến sự mềm mại, thoáng mát hơn cho người dùng. Đồng thời, vải cotton nhung cũng khó bị phai màu hơn, ít nhăn xù cũng như khả năng thấm hút rất tốt.

Vải cotton lụa

Đây là sự phối hợp giữa 50% cotton tự nhiên và 50% sợi tơ tằm. Việc kết hợp hai loại vải tự nhiên tuyệt vời này đã mang đến nhiều ưu điểm nổi trội như sự êm ái, thoải mái khi sử dụng, khả năng thông thoáng tốt.

Đặc biệt, sản phẩm này rất thân thiện với môi trường nên hoàn toàn không gây kích ứng, có thể sử dụng cho cả những làn da nhạy cảm, da trẻ em.

Cotton 65/35 (CVC)

Vải cotton 65/35

Một loại vải kết hợp khác, vải cotton 65/35. Đây là sự kết hợp giữa vải cotton và PE với tỷ lệ tương ứng là 65% và 35%. Cotton 65/35 có độ bền và độ đàn hồi rất cao đồng thời khả năng thấm hút cũng rất tốt.

Cotton 35/65 (Tixi)

Ngược lại, vải Tixi là sự kết hợp với 35% cotton và 65% PE. Ưu điểm nổi bật là khả năng thấm hút tốt, độ đàn hồi và khả năng chịu lực và chống mài mòn cao.

Cotton Ai Cập

Khi nhắc đến loại vải này, một ưu điểm cực kỳ nổi bật là sự mềm mịn cũng như độ bền cao hơn các loại vải cotton trên thị trường. Hơn nữa, vải cotton Ai Cập sẽ khó bị nhăn và phai màu trong quá trình sử dụng.

Ưu nhược điểm của vải cotton là gì

Sau khi đã hiểu rõ vải cotton là gì rồi, tiếp theo Vải Thun Việt Phụng sẽ giúp bạn nắm được các ưu nhược điểm của loại vải phổ biến này. Sau đây sẽ là thông tin chi tiết

Ưu điểm của vải cotton

Hiện nay, vải cotton được sử dụng rất phổ biến nên sẽ có một số ưu điểm nổi bật. Cụ thể như:

  • Mang lại sự thoải mái, dễ chịu khi mặc nhờ khả năng thấm hút rất tốt;
  • Giá thành của vải cotton sẽ thấp hơn các loại sợi khác do nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền hơn;
  • Độ bền sản phẩm cao;
  • Sản phẩm nhanh khô, có thể dùng chung trong một máy giặt và sử dụng được các loại bột giặt khác.

Nhược điểm của vải cotton

Song song với các ưu điểm, vải cotton cũng có một số nhược điểm nhất định. Bao gồm:

  • Giá thành của sản phẩm từ cotton sẽ tùy thuộc vào loại nguyên liệu, thương hiệu sản xuất. Các loại cotton cao cấp và chất lượng sẽ có giá thành khá cao;
  • Độ cứng của vải cotton sẽ cao hơn các loại vải thông thường khác.

Cách phân biệt và nhận biết vải cotton

Tiếp theo, một câu hỏi mà cũng được rất nhiều người đặt ra, đó là “Cách phân biệt và nhận biết vải cotton là gì?”. Để trả lời câu hỏi này, mời bạn tiếp tục theo dõi phần nội dung của Vải Thun Việt Phụng nhé.

Một số đặc điểm bạn có thể dựa vào để nhận biết như:

  • Vải cotton thường rất dễ gấp nên nên thường sẽ bị nhăn theo đường nếp gấp;
  • Khi sờ vào vải cotton bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại của vải nhưng sẽ không cảm thấy lạnh, không bị rủ;
  • Một cách khác mang lại độ chính xác cao hơn là bạn có thể mang mẫu vải nhỏ đi đốt và quan sát, nếu sau khi cháy mà lửa có màu hồng, khói xám và sau khi cháy hết không xuất hiện chất nhựa thì đó là vải cotton;
  • Một đặc điểm nữa là vải cotton có khả năng thấm hút nước rất nhanh và đồng đều trên toàn bộ bề mặt. Ngược lại, vải PE lại thấm hút rất kém và không phân bố đều trên bề mặt như cotton.

Quy trình sản xuất vải cotton

Chắc hẳn đây là chủ đề mà nhiều bạn sẽ quan tâm phải không? Sau đây, hãy cùng Vải Thun Việt Phụng tìm hiểu kỹ càng về một quy trình sản xuất vải cotton nhé.

Thu hoạch xơ bông và phân loại

Thu hoạch xơ bông và phân loại

Thông thường, thời gian thu hoạch sẽ được thực hiện vào khoảng tháng 11- 12 hàng năm và sẽ chia làm 3 đợt như sau:

  • Đợt 1: Tiến hành thu hoạch những quả bông đã nở và rụng dưới gốc;
  • Đợt 2: Kế tiếp, sau khoảng 1 – 15 ngày, ta sẽ thu hoạch những quả bông nằm ở phần thân giữa của cây;
  • Đợt 3: Thu hoạch tiếp những bông đã nở ở phần ngọn của cây.

Sau khi thu hoạch hoàn tất, tiến hành phân loại và loại bỏ các quả bông kém chất lượng, giữ lại những quả bông tốt để phơi khô, loại tạp.

Tinh chế xơ bông

Khi đã làm sạch và phơi khô bông, các nhà máy sẽ vận chuyển nguyên liệu về để tiến hành tinh chế. Lúc này, bông sẽ được xé nhẹ giúp tách xơ đồng thời không làm thay đổi chất lượng xơ.

Sau đó, bông sẽ được đưa vào lò hơi để chế biến để loại đi các tạp chất như pectin, nito, màu tự nhiên hay các axit hữu cơ trước khi chuyển qua giai đoạn khác.

Hòa tan và kéo sợi

Sau khi hoàn tất các bước trên, sợi bông sẽ được chuyển thành dạng lỏng, hòa tan với một số dung dịch đặc biệt để tạo thành một hỗn hợp. Hỗn hợp này được chuyển vào máy kéo sợi và tiến hành kéo căng, từ đó tạo thành sợi bông mà chúng ta thường thấy.

Dệt vải cotton

Qua các quá trình xử lý, sợi cotton được dệt thành các tấm vải cotton. Kế đến, vải sẽ tiếp tục được làm bóng, trương nở, tăng khả năng thấm hút để có thể nhuộm màu tốt hơn.

Nhuộm vải cotton

Vải sẽ được xử lý bằng các loại thuốc nhuộm, dung dịch hữu cơ để tăng khả năng bắt màu. Và cuối cùng là quá trình wash vải để gia tăng độ bền, sự mềm mại cũng như hạn chế co rút, phai màu của vải.

Ứng dụng của vải cotton là gì?

Vậy ứng dụng vải cotton là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày đến bạn một số ứng dụng thường thấy như:

  • Là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm may mặc – thời trang của nhiều thương hiệu lớn;
  • Ứng dụng trong các sản phẩm chăn ga, gối nệm.

Cách vệ sinh vải cotton

Cách vệ sinh vải cotton

Một số lưu ý để bạn có thể vệ sinh vải cotton hạn chế sự hư hại nhất. Cụ thể như:

  • Hạn chế việc ngâm vải cotton trong xà phòng lâu. Chỉ nên ngâm vài phút trong nước và tiến hành giặt ngay;
  • Phân loại rõ ràng trước khi tiến hành giặt, đặc biệt là phân loại vải trắng và vải màu;
  • Phơi vải tại nơi thông thoáng, không nên phơi vải cotton dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

>>> XEM THÊM: Vải lưới là gì? Đặc Điểm, Ưu Điểm, Ứng Dụng, Phân Loại

Qua những thông tin vừa rồi mà Vải Thun Việt Phụng cung cấp, hy vọng bạn đã có thể dễ dàng trả lời câu hỏi “Vải cotton là gì?” cũng như có thể phân biệt được các loại vải cũng như hiểu được quy trình sản xuất vải cotton. Nếu bạn đánh giá cao bài viết của chúng tôi thì hãy chia sẻ nó đến mọi người xung quanh nhé.

Vai cotton la gi

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay