Trong nhiều chất liệu vải thì vải kháng khuẩn khá phổ biến và thông dụng trong đời sống hằng ngày của bạn. Vậy Vải kháng khuẩn là gì? có tính chất và đặc điểm, ứng dụng như thế nào? mọi thông tin sẽ được Vải Thun Việt Phụng giải đáp đầy đủ trong ở những nội dung dưới đây.
Contents
Vải kháng khuẩn là gì?
Vải kháng khuẩn là chất liệu phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối với lĩnh vực y tế. Loại vải này dùng để may khẩu trang và quần áo bảo hộ nhằm giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thông qua quá trình dệt kháng khuẩn.
Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa các chất kháng khuẩn vào dung dịch kéo sợi tạo các loại xơ, sợi tổng hợp có khả năng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển.
Tùy vào nhu cầu của thị trường mà vải kháng khuẩn được sử dụng với những vai trò khác nhau. Nhưng nhìn chung, đây là chất liệu vô cùng quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe con người.
Tính chất của vải kháng khuẩn
Vải kháng khuẩn sở hữu những tính chất vượt trội, giúp bạn có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Cụ thể đó là:
Tính chất vật lý
- Là chất liệu có độ bền cao, không dễ rách hay hư hỏng.
- Bề mặt vải láng mịn, chống nhăn tốt.
Tính chất hóa học
- Hạn chế các bệnh về hô hấp, viêm phổi do hạn chế được sự xâm nhập các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Các loại xơ như xơ viscose tre, xơ sợi carbon, sợi hóa học chứa ion bạc có khả năng kháng khuẩn tốt.
- Khả năng kháng khuẩn sẽ giảm sau mỗi lần giặt.
- Không dễ thấm nước, khó cháy.
Đặc điểm vải kháng khuẩn
Mỗi loại vải đểu có những đặc điểm khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của con người. Sau đây là những ưu và nhược điểm của vải kháng khuẩn:
Ưu điểm:
-
An toàn, bảo vệ sức khỏe của bạn trước các tác hại từ vi khuẩn.
- Vải dày dặn nhưng vẫn thoáng mát, khó rách.
- Chống thấm nước, ngăn chặn lây nhiễm các bệnh về hô hấp.
- Có khả năng tái sử dụng.
- Giá thành rẻ, phổ biến trên thị trường.
- An toàn cho mọi làn da, nhất là da nhạy cảm.
Nhược điểm:
- Độ kháng khuẩn sẽ giảm sau mỗi lần giặt, sau lần giặt đầu sẽ còn khoảng 60%.
- Nếu bị ướt vải sẽ dính vào da gây khó chịu, nhất là khẩu trang sẽ gây khó thở.
- Xử lý sau khi sử dụng cần đến tác động từ con người vì khó phân hủy trong môi trường tự nhiên.
Ứng dụng vải kháng khuẩn trong đời sống
Vải kháng khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các mặt hàng thiết yếu đời sống, giúp hạn chế các tác nhân gây hại, xâm nhập sức khỏe con người. Đối với chất liệu này, việc sử dụng nó có thể dễ dàng nhận thấy trong đời sống hằng ngày.
Vải kháng khuẩn được dùng nhiều trong sản xuất và thương mại dệt may để sản xuất các sản phẩm như quần áo thể thao, đồ lót, đồ gia dụng, quần áo bảo vệ những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, khách sạn, trường học.
Vải kháng khuẩn được dùng để may khẩu trang rất phổ biến. Chất kháng khuẩn, diệt khuẩn khi đưa vào sợi vải tạo ra mạng lưới tốt trong việc phòng, chống các loại vi khuẩn gây bệnh.
Một số phương pháp bảo quản vải kháng khuẩn
Đối với khẩu trang hay quần áo được làm từ vải kháng khuẩn sẽ có thời gian sử dụng ngắn, đặc biệt là khẩu trang. Tùy theo chất liệu vải, khẩu trang chỉ nên sử dụng từ 15 đến 30 lần giặt. Bạn có thể tái sử dụng trong khoảng đó để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân.
- Đối với khẩu trang bạn cần giặt tay thật nhẹ nhàng, có thể giặt bằng các loại bột giặt, chất tẩy rửa không gây kích ứng da.
- Không được giặt bằng nước nóng vì điều này sẽ làm các sợi vải giãn nở, thay đổi cấu trúc và các chất kháng khuẩn bị mất đi.
- Không phơi dưới ánh nắng mặt trời để tránh thay đổi cấu trúc vải, hãy phơi ở nơi thoáng khí, có bóng râm.
XEM THÊM: #5 Loại Vải May Áo Dài Cưới Đẹp Và Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Hy vọng bài viết về vải kháng khuẩn là gì đã giải đáp những thông tin quan trọng và giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này cũng như cách sử dụng mang đến hiệu quả tốt nhất. Hãy nhanh tay liên hệ với Vải Thun Việt Phụng qua hotline 097 718 1811 để nhận được những tư vấn và hỗ trợ tối đa nhé!