Trong ngành may mặc, vải len là loại vải nhận được sự ưa chuộng của nhiều người? Vậy bạn có biết vải len là gì, tại sao nó lại thịnh hành hay không? Vải Thun Việt Phụng sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này qua bài viết sau.

Vải len được thiết kế cho những bộ quần áo mang hơi hướng cổ điển vintage, nét đẹp đặc trưng, ngoài ra chất liệu vải len còn có nguồn gốc và quy trình sản xuất độc đáo, tạo ra những đặc điểm nổi bật của vải. Vậy vải len có đặc biệt, mời bạn tham khảo những thông tin được cung cấp sau đây nhé!

Vải len là gì?

vai len la gi?

Vải len là loại vải mà nguyên liệu được lấy từ lông của các loại động vật như cừu, dê, thỏ, lặc đà,…Vì nguyên liệu từ lông của động vật nên vải len có hiệu ứng cách nhiệt cực kì cao, giữ ấm rất tốt trong thời tiết lạnh.

Nguồn gốc của vải len

Khoảng 4000 năm trước Công nguyên, con người đã thu hoạch và sử dụng lông cừu để làm ra sợi. Đây được xem là thuở sơ khai của vải len.

Từ năm 3000 đến 1000 trước Công nguyên, vải len được người Ba Tư, Hy Lạp, La Mã phân phối sang châu Âu. Khi này vải len được cải tiến rõ rệt và có bước chuyển mình, phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ X và XI.

Bỉ trở thành nước đứng đầu trong sản xuất vải len. Nước Anh sở hữu nông trại cừu lớn nhất thế giới, cung cấp đại đa số nguyên liệu để sản xuất vải len.

Đặc điểm của vải len

Nguồn gốc được lấy từ lông động vật nên vải len sở hữu những đặc điểm vượt trội so với các loại vải tràn lan trên thị trường, nổi bật là khả năng cách nhiệt cùng độ bền rất cao. 

  • Khả năng cách nhiệt: vải len có độ bền và đặc tính cách nhiệt tốt, một phần ảnh hưởng từ hiệu ứng cách nhiệt tự nhiên của lông động vật, rất thích hợp làm quần áo cho em bé mặc. 
  • Độ bền cao: vì có độ bền cao, nên vải len có thể chịu được các tác động gây hao mòn từ ngoài mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng.
  • Khả năng chống bụi: sở hữu hầu hết các đặc tính của lông động vật cùng với quy trình sản xuất với cái lớp phủ phức tạp, vải len hạn chế tối thiểu tình trạng tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn bám vào.
  • Dễ hút ẩm: độ hút ẩm của len cao hơn rất nhiều so với các chất liệu vải thông thường.
  • Sợi chỉ to: đa phần sợi len có kích thước khá to, vì vậy thường xảy ra tình trạng bung chỉ do liên kết giữa chúng rời rạc. Điển hình các sản phẩm đan bằng tay.
  • Mềm mại, êm ái: vải len mang đến cảm giác mặc thoải, mềm mịn trong bộ trang phục.

Quy trình sản xuất vải len

Để tạo nên được 1 cuộn vải len phải trải qua những công đoạn hết sức tỉ mỉ và kỹ càng mới cho ra được chất lượng len tốt nhất. Quy trình sản xuất len trải qua 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu

Người nông dân sẽ lựa ra những con cừu hoặc các loài động vật trưởng thành và có bộ lông dày để thu hoạch.

Bước 2: Làm sạch lông và sơ chế nguyên liệu

Ở bước này, lông sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch để loại bỏ hoàn toàn mỡ, bụi bẩn, bã nhờn trên lông. Lưu ý, bạn có thể ngâm với nước hoặc các chất phụ gia hóa học để đẩy nhanh quá trình.

Bước 3: Phân loại len

Sau bước làm sạch, len sẽ được đem đi phơi khô và phân thành các loại.

Bước 4: Kéo len thành sợi

Len sau khi được làm sạch và phơi khô sẽ được đem lên máy kéo thành sợi. Có 2 phương pháp sử dụng để kéo len: chải thô và chải kỹ. 

Ưu điểm và nhược điểm của vải len

uu diem va nhuoc diem cua cac loai len

Mặc dù sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, tuy nhiên vải len cũng có những ưu nhược điểm riêng của mình. Từ đó, giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về chất vải.

Ưu điểm

Vải len ngoài khả năng giữ nhiệt tuyệt vời, thì chất liệu này còn có những ưu điểm tạo nên lợi thế cạnh tranh của vải.

  • Vải len có độ mềm mịn, rất thoải mái khi mặc
  • Chất len có độ cách nhiệt và giữ ấm tốt, thích hợp trong những nơi có khí hậu lạnh
  • Vải len và đồ làm từ len có độ bền cao, bền bỉ theo thời gian. 
  • Len có thể được tái sử dụng nhiều lần

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm “có một không hai”, vải len cũng gặp phải một số nhược điểm gây ảnh hưởng đáng kể để chất lượng của vải nếu không biết cách bảo quản.

  • Chất vải dễ bị xù, đổ lông nhiều
  • Hoạt động kém trong môi trường chứa kiềm và axit mạnh
  • Độ hút ẩm cao vì vậy có thể sinh ra mùi nấm mốc
  • Gây khó khăn trong khi giặt

Phân loại vải len

Với sự đa dạng từ nhiều bộ lông dày dặn của động vật nên vải len cũng phong phú về nhiều loại từ nguyên liệu sản xuất cho đến đặc điểm. Mỗi loại sẽ mang những đặc tính riêng biệt, tạo nên tính độc nhất cho vải.

Vải len lông cừu thường

Với nguyên liệu được làm từ 100% lông cừu, len lông cừu thường có độ đàn hồi, khả năng hút ẩm và cách nhiệt rất tốt. Sản phẩm làm từ loại len này luôn mang đến cảm giác mềm mại, cực kì dễ chịu khi mặc.

Vì được làm từ lông cừu nên chất len này có giá trị cao, mặt khác bạn sẽ sở hữu được những sản phẩm chất lượng và sang trọng.

Vải len lông cừu nguyên thủy

Vải len lông cừu nguyên thủy đặt biệt trong khâu lựa chọn nguyên liệu. Đây là loại len nguyên chất được làm từ lần xén lông  đầu tiên của một con cừu. Vì vậy, loại len này mang một giá trị đẳng cấp hoàn toàn so với những chất len khác.

Vải len Lạc Đà

Vào đầu thế kỷ 20, vải len được làm từ lông của lạc đà được ưa chuộng nhiều.  Đặc điểm của len tương đối thô nên chất len sẽ có thể không phù hợp khi tiếp xúc trực tiếp.

Vải len Lạc Đà tuy có phần kém bền hơn so với các loại len khác nhưng lại sở hữu đặc tính cách âm cực kì cao.

Vải len Merino

Vải len merino làm từ lông cừu merino được nuôi ở Tây Ban nha. Đường kính của len có thể dưới 20 micron, vì vậy nó trở thành loại len tốt nhất.

Lưu ý: trước khi dệt nên loại bỏ lanolin ra khỏi len vì chất len merino tương đối nhờn. 

Vải len Cashmere

Nguồn gốc của vải len cashmere bắt nguồn từ vùng Kashmir của Ấn độ. Đây là vùng của những con dê chuyên cung cấp nguyên liệu làm len cashmere.

Sở hữu đường kính nhỏ tới 18 micron, len cashmere có độ mềm mại như len merino. Mặc dù mỗi con dê chỉ sản xuất ra được 150 gram len nhưng vải len cashmere nhận được sự ưa chuộng của đông đảo người . Đây cũng là lý do giải thích cho việc len cashmere có giá rất cao.

Vải len Alpaca

Alpaca là một loài động vật thuộc họ lạc đà Nam Mỹ. Chúng có bộ lông dày dặn, bền bỉ, có độ mềm mại và giữ nhiệt tốt.

Những con Alpaca trẻ sẽ có chất lượng len tốt hơn với Alpaca già, đường kính có thể nhỏ tới 15 micron. Tùy vào giống loại Alpaca mà chất lượng len mang lại sẽ khác nhau, trong đó len Suri alpaca được đánh giá cao nhất.

Vải len Angora

Vải len Angora là loại len được làm từ thỏ Angora. Loài này sở hữu bộ lông đặc biệt, chúng cực kì mịn và mềm, vì vậy chất len cho ra rất mỏng, mịn và bông.

Giá trị của loại len rất cao do thỏ Angora không nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo được. Độ bền của len cũng kém bền hơn với các loại len khác, vậy nên trong sản xuất người ta thêm vào các thành phần len khác để tăng độ bền.

Vải len Mohair

Bắt nguồn từ loài dê Angora, chất len Mohair có độ uốn cao mà không loại len nào có được, do một phần lông của dê Angora có độ uốn tự nhiên.

Vải len Mohair rất thịnh hành vào những năm 1970 và 1980, các sản phẩm nổi bậc làm từ len Mohair như áo len, thảm trải,…. và nhận được sự ưa chuộng của nhiều khách hàng.

Các phương pháp bảo quản vải len

cac phuong phap bao quan len

Vải len tuy có độ bền cao nhưng bạn cần biết một số phương pháp bảo quản đúng cách để giữ cho chất lượng, đặc tính ưu việt của vải được tối ưu. Dưới đây là một số các mẹo thông dụng bảo quản vải, bạn nên cân nhắc kỹ càng.

  • Nên ủi bằng bàn là khô, không ủi bàn là hơi nước quá 150 độ C
  • Vì vải được làm từ lông động vật, bạn nên mặc một lớp áo lót bên trong để tránh trường hợp bị kích ứng
  • Len có độ hút ẩm cao, bạn nên bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc và bị côn trùng cắn phá
  • Nên xếp gọn đồ len, treo bằng móc sẽ làm cho đồ bị dãn, mất form
  • Không giặt đồ len bằng nước nóng, điều này làm giãn vải, xơ sợi và không thể quay lại hiện trạng ban đầu

Cách giặt vải len

Khác với các loại vải thông thường, vải len cần giặt đúng cách mới đảm bảo được độ hoàn thiện của vải. Sau đây là một số thủ thuật trước khi giặt giúp bạn giặt vải đúng cách.

  • Loại bỏ bụi bẩn bám trên vải trước khi giặt
  • Để tăng độ bên màu, nên hòa một chút giấm vào nước giặt
  • Không ngâm đồ len trong chất tẩy rửa mạnh và nước nóng.

==> ĐỪNG BỎ LỠ:

Trên đây là toàn bộ nội dung để giải đáp cho câu hỏi vải len là gì những thông tin liên quan mà bạn có thể tham khảo qua và nắm bắt rõ. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy nhanh chóng chia sẻ kiến thức này cho nhiều người bạn nhé.

Nguồn: Vaithunvietphung.com

vai len la gi

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay