Việc tìm hiểu về các loại vải may không cần vắt sổ là vấn đề đang thu hút được sự quan tâm và tìm kiếm của rất nhiều người. Để giải đáp và cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, hãy cùng Vải Thun Việt Phụng đến với bài viết sau đây.
Vắt sổ quần áo từ lâu được biết đến là công việc mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên với các loại vải may mặc hiện nay, không phải loại nào cũng cần được vắt sổ. Để biết thêm thông tin cũng như tìm hiểu về các loại vải may không cần vắt sổ phổ biến. Hãy cùng đến với nội dung sau đây bạn nhé.
Contents
Tìm hiểu về khái niệm vắt sổ
Để giúp cung cấp thêm nhiều thông tin về lĩnh vực vải may không cần vắt sổ, đầu tiền mời bạn cùng đến với khái niệm vắt sổ là gì ngay sau đây:
Vắt sổ là gì?
May vắt sổ, đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc phần cố định các mép vải nhằm đảm bảo sau khi được cắt, vải không bị sờn chỉ nhiều. Bên cạnh đó, may vắt sổ còn được thể hiện qua cách người ta tạo ra các tấm vải với các mép gấp đều nhau, cân xứng và tăng thêm tính thẩm mỹ cho thành phẩm.
Các bộ phận trong bộ quần áo thường được tiến hành vắt sổ nhiều nhất có thể kể đến như gấu áo, tay áo. Và để nhận biết quần áo đã qua vắt sổ, bạn có thể lật ngược tấm vải lại, nếu dọc theo các mép có sự xuất hiện của những đường chỉ may dọc dạng móc xích thì sản phẩm đã được vắt sổ cẩn thận.
Nếu bạn lo lắng khi tiến hành may vắt sổ sẽ ảnh hưởng lớn đến hình dạng của sản phẩm thì thực tế hoàn toàn ngược lại. Các tấm vải sẽ giữ được thời gian sử dụng của mình cao hơn nếu được vắt sổ, bên cạnh đó, những đường chỉ may do vắt sổ để lại rất mỏng và chiếm rất ít diện tích nên sẽ không gây tác động gì lớn đến thẩm mỹ bên ngoài.
Có nhiều cách để tiến hành vắt sổ, trong đó có thể làm bằng tay hoặc may. Nếu lựa chọn vắt sổ bằng tay thì sẽ có hai phương pháp được dùng phổ biến đó là may đơn và may kép. Trong đó, may đơn là dùng mũi kim luồn lên trên mảnh vải sau đó vòng sợi chỉ ra mép ngoài và tiếp tục theo bước đầu, và cứ cách 3 mũi đến 5 mũi sẽ ngưng và rút chỉ một lần.
Và đối với vắt sổ kép, sẽ tiến hành bằng cách lần lượt may một đường lùi và đường tiến sao cho tạo ra đường chỉ dạng chữ x là hoàn thiện.
Các kiểu vắt sổ
Có nhiều kiểu vắt sổ thông dụng hiện nay, trong đó có thể kể đến một số loại như sau:
- Vắt sổ 1 chỉ: Với kiểu thực hiện này, người thợ sẽ sử dụng một loại chỉ xuyên suốt để tiến hành vắt sổ. Bên cạnh đó các loại vải dày sẽ được ưu tiên trong phương pháp này.
- Vắt sổ 2 chỉ: Được tiến hành may bằng cách sử dụng 2 loại chỉ khác nhau, trong đó sẽ bao gồm một sợi chỉ trong suốt và một chỉ màu đan xem. Khi thực hiện may, sẽ dùng một đường chỉ may chạy theo phần mép vải, phần còn lại sẽ được tiến hành dòng theo phía trong đường vắt.
- Vắt sổ 3 chỉ: Phương pháp này có sự chắc chắn nhất, được thực hiện bằng sự kết hợp giữa 2 loại chỉ với cùng với 1 chỉ kim. Và đối với vắt sổ 3 chỉ thì sẽ không hạn chế chất liệu vải thực hiện.
- Vắt sổ 4 chỉ: Cách làm này sẽ được dựa trên sự kết hợp giữa hai loại chỉ trên và 2 chỉ dưới để tiến hành may. Phương pháp phổ biến với các loại vải như cotton hay spandex.
- Vắt sổ 5 chỉ: Vắt sổ 5 chỉ thường được sử dụng cho những loại vải dày và cần độ chắc chắn cao. Vắt sổ được thực hiện thông qua dùng 2 phần chỉ dưới cùng với 1 chỉ kim để tiến hành may. Bên cạnh đó còn được may thêm phần móc xích kép để giúp cố định và tạo sự chắc chắn hơn.
Những loại vải may không cần vắt sổ
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại vải không cần vắt sổ, để tìm hiểu, bạn có thể tham khảo một số loại được chúng tôi gợi ý sau đây:
Vải tuyết mưa
Chất liệu vải này có cấu tạo mang sự độc đáo cao, tương tự, vải tuyết mưa có thành phần cấu tạo chính bao gồm sự kết hợp của nhiều loại sợi như polyester. Spandex,.. Khi sản xuất, vải tuyết mưa được gia công theo phương pháp dệt kim, vì thế sản phẩm tích hợp được nhiều ưu điểm nổi bật.
Vải có bề dày tương đối cao, không cần vắt sổ mà vẫn có thể giữ được đẹp mắt, không sợ bị sờn chỉ,..
Các loại vải tổng hợp
Sợi vải tổng hợp có cấu tạo từ nhiều nhóm nguyên liệu tổng hợp khác nhau, trong đó phần lớn thuộc nhóm polymer chính. Hiện nay, vải sợi tổng hợp được ứng dụng và gia công nhiều trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và quần áo khác nhau.
Và do có thành phần cấu tạo chính được là từ nhựa, nên các sản phẩm quần áo từ vải tổng hợp hoàn toàn không bị sần và nhăn nên không cần vắt sổ.
Tuy nhiên, đôi khi để đảm bảo về tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng khi được tiến hành qua các phương pháp như cắt laser hoặc ép seam thì có một số loại vải tổng hợp cần vắt sổ bao gồm:
- Vải nylon
- Vải polyester
- Vải da PU
Vải poly 2 da
Vải poly 2 da hay còn có tên gọi khác là Double Face, chất vải được tạo thành từ sự kết hợp của hai loại sợi là polyester và Spandex. Ngoài ra, mặt trái của vải còn có sự xuất hiện thêm của sợi cotton.
Khi sử dụng, vải poly 2 da còn có những đặc điểm nổi bậc khác như có độ thấm hút tốt, độ ẩn và màu sắc đa dạng.
Vì có đặc điểm cấu tạo độc đáo, vì thể các loại vải này thường không cần vắt sổ, kết hợp cùng với các phương pháp như cắt laser sẽ góp phần tạo được chất lượng sản phẩm có bề ngoài thẩm mỹ cao.
Và trên thực tế, các loại vải poly 2 da thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ kháng khuẩn, đặc biệt là sản xuất khẩu trang.
Vải thun da cá
Cấu tạo của vải thun da cá vô cùng đặc biệt, vải có hai mặt chính, trong đó một mặt láng, còn một mặt còn lại có sự nổi lên như da cá. Trong đó, trong thành phần chính của vải, có sự kết hợp của nhiều loại sợi như: polyester, lycra, rayon.
Vải dạ
Phương pháp sản xuất của vải dạ rất đặc biệt so với các loại vải khác. Vải dạ được tạo thành nhờ cách ủ, cô đặc và ép sợi độc đáo. Và các tên gọi của vải sẽ được quyết định phụ thuộc vào chất liệu sợi tạo thành, chẳng hạn như sợi bông, sợi đay, sợi nhân tạo,..
Bên cạnh đó, bên trong vải sợi còn mang những ưu điểm nổi bậc như độ dày dặn cao, sự chắc chắn tốt và cùng nhiều đặc điểm khác vì thế, khi tiến hành cắt hoặc may thì vải dạ không cần vắt sổ.
>>>XEM THÊM:Top #5 Loại Vải May Cà Vạt (Caravat) Phổ Biến Hiện Nay
Vải thun Việt Phụng vừa cung cấp đến bạn một số thông tin chi tiết liên quan đến các loại vải may không cần vắt sổ. Hy vọng qua đây bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về loại chất liệu này. Mọi thắc mắc về bài viết cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline để được giải đáp bạn nhé.