Mẫu thử là gì? Các loại mẫu thử trong sản xuất may công nghiệp là gì? Đó sẽ là phần nội dung mà Vải Thun Việt Phụng chia sẻ đến bạn qua bài viết này.

Ở mỗi giai đoạn sẽ có một sản phẩm mẫu thử trong sản xuất may công nghiệp khác nhau. Mẫu thử giúp đẩy nhanh tiến độ sản xuất cũng như chất lượng của sản phẩm. Để hiểu hơn về vấn đề này, Vải Thun Việt Phụng sẽ giới thiệu đến bạn tầm quan trọng cũng như các loại mẫu thử phổ biến hiện nay.

Khái niệm, mục đích, tầm quan trọng của mẫu thử

khai niem muc dich tam quan trong cua mau thu

Mẫu thử rất quan trọng trong ngành sản xuất may công nghiệp. Vậy mẫu thử là gì và mẫu thử quan trọng như thế nào?

Mẫu thử là gì?

Mẫu thử (sample) có tên Tiếng Anh là garments sample. Là một sản phẩm rất quan trọng trong ngành sản xuất may công nghiệp. Được sử dụng để giới thiệu với khách hàng và nhờ đó có được những đơn đặt hàng lớn.

Mẫu thử quan trọng như thế nào?

Đối với doanh nghiệp và khách hàng mẫu thử giữ vai trò rất quan trọng vì có những đặc điểm sau: 

  • Nơi hợp tác: Dựa vào mẫu thử, khách hàng đánh giá được nơi có lượng tiêu thụ cao;
  • Chứng minh sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp: Mẫu thử giúp doanh nghiệp thể hiện được trình độ chuyên môn, sự chuyên nghiệp,…
  • Thống nhất yêu cầu về sản phẩm: Giúp khách hàng dễ dàng đưa ra những yêu cầu của mình về đơn hàng.

Quy trình sản xuất mẫu thử

Cũng như quy trình may mặc, quy trình mẫu thử cũng có những điều kiện nhất định.

Điều kiện may mẫu:

Trước khi lên kế hoạch cho sản phẩm mẫu, nên dựa trên một số điều kiện nhất định:

  • Tài liệu kỹ thuật khách hàng: Dựa vào yêu cầu cũng như các tiêu chí kỹ thuật bên khách hàng đưa ra;
  • Bảng màu: Sử dụng đúng màu sắc đã được đưa ra;
  • Nguyên phụ liệu: Chuẩn bị các nguyên liệu đầy đủ và đồng bộ, đạt chất lượng theo đúng yêu cầu;
  • Thiết bị may: Thiết bị may phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn.

Quy trình may sản phẩm mẫu

quy trinh san xuat mau thu

Nghiên cứu sản phẩm mẫu:

Mẫu mã, kỹ thuật sản xuất và cách lắp ráp, cách gia công cần được nghiên cứu kỹ và hợp lý. Từ đó đưa ra phương pháp phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu về thời gian lẫn chất lượng.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải nắm vững các tiêu chí về màu sắc, độ dày mỏng, khả năng đàn hồi của vải. Các doanh nghiệp thường liệt kê các tiêu chuẩn kỹ thuật qua bảng thống kê chi tiết phụ liệu.

TT Tên chi tiết Số lượng chi tiết Ghi chú
A Vải chính ………… …………
………… ………… …………
B Vải phối ………… …………
C Vải lót ………… …………
………… ………… …………
D Phụ liệu ………… …………

 

Kiểm tra các điều kiện khác

Ngoài ra còn những điều kiện khác mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu như:

  • Tài liệu về sản phẩm mẫu phải đầy đủ
  • Kiểm tra các vật dụng, thiết bị gia công sản phẩm
  • Bổ sung các phụ kiện cần thiết
  • Kiểm tra các thông số, quy cách về việc may sản phẩm
  • Kiểm tra những vị trí cần thêu hay gắn các phụ kiện.

Lập bảng xây dựng trình tự may

                         BẢNG TRÌNH TỰ MAY SẢN PHẨM

STT Nội dung Thiết bị Ghi chú
………… ………… ………… …………
………… ………… ………… …………

Lập bảng cần đưa ra nội dung và các bước thực hiện phải rõ ràng, hoàn chỉnh. Ngoài ra cần phải đưa những biện pháp bảo dưỡng, chăm sóc sản phẩm.

Cắt bán thành phẩm

Để tiến hành cắt bán thành phẩm cần xác định đâu là loại vải chính, vải phụ, chất lượng và độ co giãn đã đạt yêu cầu chưa, số lượng, canh vải, đúng chiều chi tiết hay chưa.

May mẫu thử

Cần phải chọn loại kim đúng với chất liệu vải sử dụng. Khi may mẫu thử phải thực hiện đúng tiến trình kế hoạch đã được đưa ra.

Sau khi bán thành phẩm được may xong sẽ được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trước khi may thành phẩm, các bộ phận phải kiểm tra đường may, chất lượng cũng như kích thước chuẩn đã đo.

Kiểm tra và nhận xét mẫu:

Dựa vào sản phẩm mẫu so sánh với yêu cầu của khách hàng nếu có sai sót cần nhanh chóng chỉnh sửa.

Các loại mẫu thử trong sản xuất may công nghiệp

cac mau thu trong san xuat may cong nghiep

Có rất nhiều loại mẫu thử khác nhau, cụ thể là:

Prototype sample – Mẫu thử nguyên bản đầu tiên

Là sản phẩm mẫu giúp khách hàng có thể đánh giá khách quan nhất, được tạo nên từ yêu cầu của khách hàng.

Được sản xuất thành 2 sản phẩm, 1 sản phẩm đưa cho khách hàng, sản phẩm còn lại được nhà xưởng giữ lại để đối chiếu sau này.

Fit sample – Mẫu đã qua chỉnh sửa

Là sản phẩm đã được sửa đổi theo yêu cầu của khách hàng và cũng giống như Prototype sample sản xuất ra 2 sản phẩm.

Size set sample – Mẫu thử cho từng size

Là sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng từng loại size của khách hàng. Các sản phẩm phải được may theo kích thước chuẩn, mỗi size sẽ có 2 sản phẩm.

Counter sample – Mẫu hàng tương đương

Là mẫu hàng có đặc điểm tương tự mẫu chính lên đến 95%. Vì khi được sản xuất, sản phẩm sẽ được các thợ may có kinh nghiệm sửa đổi để trở nên hoàn hảo hơn. Khách hàng sẽ xem xét mẫu hàng này nếu đồng ý thì sẽ trở thành sản phẩm chính.

Salesman sample – Mẫu bán theo sự kiện

Là sản phẩm được sản xuất dựa trên nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm được bán theo mùa, sự kiện hoặc là hàng tặng kèm cho khách hàng.

Pre-production sample – Mẫu hoàn thiện trước khi may hàng loạt

Sau khi thống nhất được ý kiến, doanh nghiệp sẽ sản xuất mẫu thử gần như cuối cùng và sau mẫu thử Pre-production sẽ được sản xuất hàng loạt.

Top over production sample – Mẫu hàng đầu tiên thực tế

Sản phẩm này sẽ được so sánh với mẫu Pre-production sample để kiểm tra sai sót. Từ đó khắc phục và sửa chữa.

Shipment sample – Mẫu đã hoàn chỉnh

Đây là giai đoạn sản xuất cuối cùng. Được đóng gói, dán tem nhãn và chuẩn bị giao đến cho khách hàng.

>>>THAM KHẢO NGAY:

Vừa rồi là những thông tin về mẫu thử trong sản xuất may công nghiệpvaithunvietphung.com gửi đến bạn. Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên nghiệp. Nếu bạn đánh giá cao bài viết của chúng tôi, hãy chia sẻ nó đến mọi người xung quanh nhé.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 45 Duy Tân, Phường 8, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 097 718 18 11 

Mở cửa: 08:00–17:00

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay