Trong bài viết này, Vải Thun Việt Phụng sẽ chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về thuốc nhuộm vải và các loại thuốc nhuộm vải đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay để bạn tham khảo và tiện trong việc lựa chọn. Cùng tham khảo nhé.

thuoc nhuom vai la gi

Thuốc nhuộm vải là gì?

thuoc nhuom vai la gi
Thuốc nhuộm vải là gì?

Thuốc nhuộm vải còn được biết đến với tên gọi là phẩm nhuộm vải, là hợp chất giúp tạo nên các màu sắc đa dạng cho trang phục có thể từ hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ. 

Trong đó nhóm vô cơ là các loại nguyên liệu rau củ quả từ thiên nhiên, nhóm hữu cơ là thuốc nhuộm tạo ra từ các chất hóa học. Có rất nhiều loại thuốc nhuộm với các màu sắc khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với từng chất liệu. 

Nguồn gốc của thuốc nhuộm vải

nguon goc cua thuoc nhuom vai
Nguồn gốc của thuốc nhuộm vải

Trước đây thuốc nhuộm vải đã được sử dụng để nhuộm màu lên các loại trang phục, quần áo. Lúc đó con người sử dụng các loại nguyên liệu từ tự nhiên để tạo màu. Ở Gruzia đã xuất hiện sợi lanh nhuộm và theo các nhà khảo cổ học thì chất liệu này xuất hiện vào khoảng 36.000 năm trước. 

Một số nước khác cũng xuất hiện màu nhuộm đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Từ 2000 năm trước, người dân Trung Quốc đã dùng cây cỏ tím để tạo màu cho trang phục. Ngoài ra màu nhuộm có thể được tạo ra từ những con ốc biển. Để tạo ra 1kg thuốc nhuộm cần đến 8000 con ốc biển. 

Thuốc nhuộm hữu cơ được tạo ra bởi William Henry Perkin. Loại thuốc nhuộm hữu cơ đầu tiên có tên gọi là thuốc nhuộm tím anilin. Sau đó là sự có mặt của thuốc nhuộm màu chàm. Năm 1897, cây chàm được trồng phổ biến ở Ấn Độ, khoảng 65.000 ha đất dùng để trồng loại cây này. 

Hiện nay loại thuốc nhuộm được dùng phổ biến nhất là azo. Thuốc nhuộm này có nhiều màu sắc như: đỏ, nâu, vàng, tím, lam… để phục vụ đa dạng nhu cầu con người. 

Các loại thuốc nhuộm phổ biến

cac loai thuoc nhuom vai pho bien
Các loại thuốc nhuộm vải phổ biến

Hiện nay đang có 4 loại thuốc nhuộm vải được đánh giá là tốt và mọi người ưa chuộng nhất để bạn tham khảo như sau:

Thuốc nhuộm pigment

Pigment là hợp chất nhuộm không tan trong nước, được tạo thành từ hợp chất hữu cơ và vô cơ. So với thuốc nhuộm thông thường, Pigment mềm mịn hơn và được sử dụng trong ngành dệt may công nghiệp. 

Khi dùng thuốc nhuộm này cần sự kết dính của cation – hợp chất giúp màu nhuộm tạo được liên kết, tăng khả năng bám màu lên vải. Loại này thường dùng cho các loại trang phục khác nhau như áo sơ mi, áo thun, áo hoodie…

Đối với loại thuốc nhuộm này không cần nhuộm vải trước, tất cả trang phục cần may chỉn chu rồi mới tiến hành được. Vải được nhuộm từ thuốc pigment sẽ giúp trang phục bền và đẹp. 

Loại này được dùng phổ biến vì hợp chất của có cấu trúc phân tử nhỏ, không hòa tan trong nước hay dung môi. Các phân tử sẽ rất dễ bám vào lõi sợi vải, giúp vải bám màu nhanh và đẹp hơn. Pigment có chứa nhóm Auxochrome – hợp chất vô cơ giúp chất nhuộm không cháy, an toàn cho người sử dụng. 

Thuốc nhuộm hoạt tính – Thuốc nhuộm vải cotton

Thuốc nhuộm hoạt tính là loại được tạo thành từ phản ứng hóa học, khi phản ứng xảy ra tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa thuốc nhuộm và xơ vải. Ngoài ra liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các phân tử thuốc nhuộm và nhóm hydroxyl tạo nên màu sắc cho tấm vải. 

Trichloro Triazine là thuốc nhuộm tiêu biểu và phổ biến nhất trong các loại thuốc nhuộm hoạt tính. Khi tiến hành nhuộm, chất vải sẽ có độ bền màu cao và mềm mại, không gây độc hại đến môi trường. Loại này cũng có thể nhuộm sợi cellulose, protein và polyamide. 

Thuốc nhuộm tồn tại ở các dạng: dạng lỏng, dạng bột và dạng nhão. Ưu điểm của loại này là bền màu vô cùng cao. Tuy nhiên nhược điểm là thuốc nhuộm tan trong nước nên cần chú ý để màu bám đều lên thớ vải.

Thuốc nhuộm axit

Thuốc nhuộm axit là loại có thể hòa tan trong nước. Nhóm axit được sử dụng là muối natri sulfonat. Một số loại khác có chứa axit muối natri carboxynat và các thành phần khác như triarylmethane, pyridazine, oxanthene, chàm, quinoline và phthalocyanine.

Thuốc nhuộm azo được dùng phổ biến nhất, có đa dạng màu sắc như vàng, đỏ, đen… Đối với anthraquinones rất bền ngay cả khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các gam màu chủ đạo là tím, xanh lục và xanh dương. 

Một loại thuốc nhuộm axit phổ biến nữa chính là Triarylmethane được sản xuất với các màu như đỏ, tím, xanh dương và xanh lục. Nhưng loại này có độ bền với ánh sáng kém hơn. 

Thuốc nhuộm axit phù hợp với các loại vải có nguồn gốc polyamide. Ngoài khả năng nhuộm vải, loại này có thể dùng để nhuộm màu cho da, giấy, mỹ phẩm và làm mực in. Thuốc nhuộm axit sẽ có màu sắc tươi mới, sắc sảo và bắt mắt hơn. Đặc biệt sản phẩm sẽ phát huy tác dụng cao hơn đối với vải len, lụa và nylon. 

Thuốc nhuộm phân tán

Thuốc nhuộm phân tán còn có tên gọi khác là nonionic là loại có độ hòa tan thấp và không có các nhóm ion hóa. Loại này dùng để nhuộm các chất vải kỵ nước. Loại thuốc nhuộm này có khả năng tan trong nước rất thấp và chỉ có thể tan trong dung môi hữu cơ benzene, toluen…

Loại này phù hợp cho các xơ ester cellulose nhân tạo. Hợp chất này cũng được dùng để nhuộm các loại sợi tổng hợp như acrylic, polyester, nylon… Thuốc nhuộm được xếp vào loại có độ bền ánh sáng cao, khó phai màu. Tuy nhiên nó chính là loại gây hưởng xấu nhất đối với môi trường. 

Thuốc nhuộm phân tán phân loại theo cấu trúc hóa học sẽ có: Amino Ketone, Anthraquinonoid, Nitro, di-azo, Mono azo. Còn nếu phân loại theo mức năng lượng hoạt động thì bao gồm: Nhóm năng lượng thấp, nhóm năng lượng trung bình và nhóm năng lượng cao. 

THAM KHẢO NGAY: Vải Thổ Cẩm Là Gì? Đặc Điểm Và Cách Bảo Quản Vải Thổ Cẩm

Hy vọng bài viết về thuốc nhuộm vải Vải Thun Việt Phụng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về loại phẩm nhuộm này. Nếu còn những thắc mắc nào chưa được giải đáp cụ thể thì hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 718 1811 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay