Vải thổ cẩm là gì? có nguồn gốc, đặc điểm và cách bảo quản như thế nào? Câu trả lời sẽ được Vải Thun Việt Phụng chia sẻ đến bạn trong nội dung bài viết này. Cùng theo dõi nhé.
Contents
Vải thổ cẩm là gì?
Vải thổ cẩm là loại vải mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số được dệt bằng phương pháp thủ công. Những họa tiết trên vải vô cùng bắt mắt, màu sắc sặc sỡ được những người dân tộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, Ninh Thuận dùng làm trang phục.
Ngày nay vải thổ cẩm được dùng không chỉ trong đồng bào dân tộc thiểu số mà phổ biến tại các tỉnh đồng bằng. Vải thổ cẩm không chỉ để may quần áo mà có thể làm túi xách, ví, khăn, giày, hài…
Có rất nhiều khách du lịch vì ấn tượng với chất liệu và hoa văn trên vải nên chọn nó để mua làm quà lưu niệm. Đây cũng là loại vải phổ biến ở các nước khác trên thế giới. Vải thổ cẩm cũng được các nước như Thái Lan, Lào và Campuchia sử dụng trong văn hóa và sinh hoạt hằng ngày.
Nguồn gốc vải thổ cẩm
Chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào cho biết vải thổ cẩm xuất hiện khi nào. Thế nhưng, loại vải này đã trở thành nét truyền thống văn hóa riêng của những dân tộc thiểu số ở nước ta.
Đặc biệt tại các vùng núi cao nguyên, điểm đặc trưng của loại vải này vẫn được giữ nguyên. Các cô gái sẽ may những chiếc váy tinh tế, ấn tượng cho chính mình và gia đình vào những ngày hội lớn, cưới xin hoặc xuống chợ.
Đặc điểm nổi bật của vải thổ cẩm
Mỗi loại vải đều có những đặc điểm, tính chất riêng nổi bật. Đối với vải thổ cẩm sẽ có những điểm sau đây:
Nguyên liệu tự nhiên
Các sợi vải được dệt từ 100% bông tự nhiên, không có sự kết hợp với bất kỳ loại hóa chất nào. Đặc biệt tất cả các công đoạn đều do bàn tay con người làm nên, vì thế đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao. Loại vải này vừa tinh tế, vừa độc đáo mà lại an toàn cho người sử dụng.
Màu tự nhiên
Sợi vải để dệt là màu nhuộm chiết xuất từ thiên nhiên, được lấy từ rất nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ:
- Màu đen: từ lá chùm bầu hoặc lá chàm với bùn non trong 3-7 ngày đêm
- Màu nâu, đỏ thẫm: từ các loại vỏ cây.
- Màu xanh: vỏ ốc suối nung khô rồi ngâm thành vôi, trộn với lá krum hoặc lá chàm.
- Màu nâu đỏ: từ vỏ cây sủi và đun sôi 2-3 giờ, để nguội qua đêm rồi pha thêm phèn để ngâm sợi vải.
- Màu vàng: từ củ nghệ giã nhỏ, chắt lấy nước.
Phương pháp thủ công tỉ mỉ, cẩn thận
Sợi vải sau khi nhuộm xong sẽ có màu rất tươi và đẹp, người thợ nhuộm sẽ dùng bàn chải để chải dọc theo cuộn sợi.
Hoa văn đẹp, độc đáo
Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số khi tiến hành dệt vải sẽ có những cách thức tạo hoa văn khác nhau. Một số hoa văn tiêu biểu đó là:
- Chăm, H’re: họa tiết hình học có màu đen và đỏ.
- H’Mông: Các đường viền bao quanh các ô chữ thập, chữ đinh, chữ công đa dạng; những ô hình quả trám hoặc tam giác, đường viễn gãy khúc đều có thể xuất hiện.
- Dao: Các hình thêu có màu nổi bật trên nền đen hoặc chàm, một số điểm nhấn ở phần cổ áo, ngực áo có màu đỏ tươi hay những màu rực rỡ khác.
- Tày: Họa tiết hình quả trám, viền xung quanh, trang phục đơn màu, không hề sặc sỡ.
- Thái: những hình thêu đối xứng nhau với nhiều màu sắc như trắng, đỏ, xanh, tím, vàng…
Cách bảo quản vải thổ cẩm
Sau đây là một số phương pháp để sử dụng vải thổ cẩm được bền và đẹp theo thời gian:
- Giặt vò nhẹ nhàng, không chà mạnh làm mất màu trang phục. Không sử dụng các chất tẩy mạnh để làm sạch vải thổ cẩm.
- Phơi sản phẩm ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cũng có thể làm phai màu vải.
- Giữ vải ở nơi khô ráo, hạn chế việc dùng bàn ủi. Khi cần ủi hãy chọn mức nhiệt thấp và ủi ở mặt trái trang phục.
BẠN CÓ BIẾT: Free Size Là Gì? Đặc Điểm, Đối Tượng Sử Dụng Từ A – Z
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi vải thổ cẩm là gì cũng như nguồn gốc, đặc điểm, cách bảo quản loại vải này. Nếu trong quá trình tham khảo mà thấy nội dung bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ nhé.