Vải địa kỹ thuật là gì? Loại vải này được cấu tạo như thế nào? Quy trình thi công vải ra sao? Được ứng dụng làm gì? Hãy cùng Vải Thun Việt Phụng đi tìm đáp án nhé!

Nhắc đến vải địa kỹ thuật với những người không chuyên thì họ sẽ lấy làm lạ lẫm vì không biết đây là loại vải gì, nhiều người lắc đầu vì cái tên nghe quá mới mẻ. Được biết đây là một loại vải đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, thủy lợi, cầu cảng, đường sắt,… Trong bài viết dưới đây Vải Thun Việt Phụng sẽ giải thích rõ ràng hơn để cho bạn đọc có thể hiểu được vải địa kỹ thuật là gì, đặc điểm và sự quan trọng của loại vải này. 

vai dia ky thuat la gi 

Vải địa kỹ thuật là gì?

Là loại vải có thành phần từ sợi Polypropylene (PP) hoặc Polyester(PE). Vải địa kỹ thuật được sản xuất nhằm giúp ích cho các công trình xây dựng đường xá, giao thông, thủy lợi, gia cố nền móng, đê kè,… Ngoài việc sử dụng cho các việc trên nó còn được dùng làm vải tổng hợp để may áo đồng phục, vải không tốn quá nhiều chi phí mà còn hạn chế hao tổn sức lực. 

Vai dia ky thuat la gi
Vải địa kỹ thuật là gì

Cấu tạo của vải kỹ thuật?

Dựa vào cấu tạo của sợi mà người ta phân chúng ra làm 3 loại: Vải không dệt, vải dệt và vải phức hợp.

Vải địa kỹ thuật dệt

Đây là loại vải được dệt ngang dọc từ 2 thành phần chính là sợi Polypropylene và sợi Polyester. Loại vải này có 2 biến dạng là: chiều dọc máy và chiều ngang máy. 

Đây là loại vải kỹ thuật đầu tiên, mang đầy đủ 3 chức năng là phân cách, gia cường và lọc ngược. Một trong những nhược điểm của loại vải này là không được bền, dễ bị di chuyển, tiêu thoát nước kém, chính vì vậy mà giá thành rẻ hơn trong số 3 loại vải.

Vải địa kỹ thuật không dệt

Được tạo ra qua việc liên kết các sợi vải dài ngắn với nhau bằng các chất dính, ép nhiệt hoặc kim dùi. Nói về kích thước lỗ thì khá đều, khả năng thoát nước tương đối ổn định theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.

Có 2 loại vải địa kỹ thuật dệt là: ART và TS.

Vải địa kỹ thuật không dệt
Vải địa kỹ thuật không dệt

Vải địa kỹ thuật phức hợp

Vải phức hợp hay còn gọi là vải kết hợp: Được tạo ra nhờ sự kết hợp của vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt bằng cách may thêm những bó sợi chịu lực lên trên bề mặt vải không dệt. Đây được coi là loại vải có chất lượng tốt nhất vì nó thừa hưởng tất cả những đặc tính của 2 loại vải trên.

Chức năng của vải địa kỹ thuật?

Một số chức năng chính của vải địa kỹ thuật bao gồm:

Chức năng phân cách

Như đúng với tên gọi, chức năng này giúp phân cách và ngăn chặn những tạp chất không để nó lẫn vào đất. Nói theo một cách dễ hiểu hơn là ngăn cách phần đất yếu với phần đất còn lại, không để xảy ra tình trạng trộn lẫn vào nhau nhằm đảm bảo chất lượng của vật liệu xây dựng cũng như an toàn cho việc lưu thông xe cộ.

Vải địa kỹ thuật dùng để phân cách
Vải địa kỹ thuật dùng để phân cách

Chức năng gia cường

Đây là chức năng giúp gia cố, làm tăng độ bền chống trơn trượt nhằm tạo sự ổn định cho những cơn dốc.

Chức năng tiêu thoát, lọc nước

Vì vải địa kỹ thuật được dệt nên đặc tính thấm nước rất lớn, chính vì vậy mà thường dùng để làm tiêu thoát nước, ngăn chặn xói mòn đất và lọc nước. Việc đảm bảo đủ độ thấm hút sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác hạn chế đến ảnh hưởng chất lượng của đất.

Ứng dụng của vải địa kỹ thuật

  • Gia tăng độ bền và cố định những lớp đất yếu.
  • Gia cường mặt bằng.
  • Làm giảm mực nước ngầm.
  • Giảm độ dốc của những lớp đất yếu.
  • Bảo đảm niên hạn sử dụng của công trình.
  • Bảo vệ cách vách bờ khỏi những tác động.
  • Giúp giảm bớt chiều sâu đào đất, nhất là đối với những lớp đất yếu.
  • Đảm bảo được độ sâu của đất.

Tiêu chuẩn thiết kế theo quy chuẩn quốc tế

Để đảm bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế theo quy chuẩn quốc tế người ta thường dựa vào các yếu tố sau:

  • Đối với chiều dày của đất được đắp lên bề mặt vải phải có tính toán kỹ lưỡng để khớp với chỉ số CBR đất bên dưới lớp vải.
  • Dự tính được số lượng các vật cứng như đá, sỏi,… trong đất sẽ phủ.
  • Khả năng chịu đựng áp lực của vật liệu.
Tiêu chuẩn thiết kế theo quy chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn thiết kế theo quy chuẩn quốc tế

Công thức tính toán lực kháng xuyên của vải địa kỹ thuật

Lực kháng xuyên của vải được tính bằng công thức:

                         Fvert=π.dh.hh.P

Trong đó:

  • dh: khoảng cách trung bình của lỗ thủng.
  • hh: độ sâu xuyên thủng lấy bằng dh.
  • P: trọng lượng do lực bánh xe tác dụng vào cao trình lớp vải.

Vải được sản xuất ra làm 2 loại để xác định độ bền là: vải thuộc loại cao H và trung bình M. Dựa vào việc tính toán trước đó mà người ta có thể chọn cường độ kháng thủng phù hợp.

Quy trình thi công vải địa kỹ thuật

Quy trình này được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị nền đường: Dọn sạch những cây cối, bụi rậm, gốc rễ trong phạm vi thi công và phải đảm bảo độ thoát nước nếu trời mưa.

Bước 2: Trải vải địa kỹ thuật: tùy thuộc vào sức chịu đựng của đất mà trải vải phù hợp sao cho lớp vải này nối tiếp lớp vải kia.

Bảng thông số sức chịu đựng của đất:

CBR Vải không khâu Vải khâu
< 1 120 cm 22 cm
1 – 2 91 cm 15cm
2 – 3 76 cm 8 cm
>3 60 cm 8 cm

Bước 3: Phủ hoặc dăm đá, sỏi

Phương pháp thí nghiệm vải địa kỹ thuật

Việc thực hiện phương pháp thí nghiệm vải kỹ thuật thì cần nắm vững:

  • Khối lượng: ASTM D-3776 (đơn vị:g/m2)
  • Chiều dày: ASTM D-5199 (đơn vị: mm)
  • Cường độ kéo: ASTM D-4632 (đơn vị: KN)
  • Độ giãn kéo: ASTM D-4632(đơn vị: %)
  • CBR: ASTM D-6241 hoặc Bs 6906-Part4 (đơn vị:N)
  • Kích thước lỗ: ASTM D-4751 (đơn vị: mm)
  • Hệ số thấm hút: ASTM D-4491 hoặc BS 6906/4 (đơn vị: x10-4 m/s)
Phương pháp thí nghiệm với vải địa kỹ thuật
Phương pháp thí nghiệm với vải địa kỹ thuật

>>> Tham khảo thêm: In Chuyển Nhiệt Là Gì? Quy Trình In Chuyển Nhiệt Từ A Đến Z

Qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ hiểu được “Vải địa kỹ thuật là gì”, biết được các chức năng, đặc tính và ứng dụng của vải địa kỹ thuật. Việc nắm vững được kiến thức sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc thực thi công trình cũng như giúp tiết kiệm thời gian, công sức của bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay