Bạn đang tìm kiếm thông tin về vải lụa Satin là gì? Và các thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, phân loại của dòng vải này trên thị trường hiện nay? Tất cả sẽ được Vải Thun Việt Phụng giải đáp thông qua bài viết sau đây.

Lụa Satin là một loại vải khá phổ biến đối với các ngành hàng gia công may mặc và là sự lựa chọn yêu thích hàng đầu của các chị em phụ nữ khi chọn may. Với chất vải sang trọng, mềm mại tạo nên nét đẹp quý phái cho người mặc thì vải lụa Satin chưa bao giờ là lỗi mốt.

Vậy vải lụa Satin là gì? mà có thể có sức hút đến vậy? Hãy cùng Vải Thun Việt Phụng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây nhé!

vai lua satin la gi

Lụa Satin là gì?

lua sa tin la gi
Vải lụa satin là gì?

Lụa Satin là loại vải có sử dụng công nghệ dệt kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc sao cho ra thành phẩm là chất vải có độ bóng cao, sờ vào mịn và mát.Tùy thuộc vào từng loại vải lụa khác nhau mà chất vải có độ mềm mại, thô cứng khác nhau.

Thành phần chính của lụa Satin thường là sợi tơ tằm và cotton, tuy nhiên ngày nay người ta thường làm lụa Satin từ các sợi tổng hợp giúp tăng tuổi thọ cho lụa hơn.

Nguồn gốc của vải Satin

Vải lụa Satin nổi bật với kỹ thuật dệt đặc biệt được ra đời từ hơn 2000 năm trước tại Trung Quốc, sau đó nổi tiếng lan rộng ra khắp các quốc gia khác trên Thế giới. Tuy nhiên đến thế kỉ thứ 14, thì lụa Satin mới được giới quý tộc ở Châu Âu đánh giá cao và sử dụng phổ biến trong giới.

Đến những năm 70s thế kỉ trước, thì vải lụa Satin trở nên phổ biến và thịnh hành hơn và dần hình thành thành xu hướng thời trang nổi bật cho đến ngày nay.

Đặc điểm của lụa Satin

Sau khi tìm hiểu khái niệm vải lụa Satin là gì? và lịch sử hình thành của dòng lụa này thì tiếp theo Vải Thun Việt Phụng sẽ đưa ra một vài đặc điểm đặc biệt của dòng lụa này.

Ưu điểm

  • Độ bóng ấn tượng: Chính kỹ thuật dệt đặc biệt của dòng lụa này đã tạo nên độ bóng đặc trưng của lụa Satin, tạo cảm giác sang trọng, quý phái cho người sở hữu.
  • Chất lượng vượt trội
  • Đa dạng hoa văn, họa tiết: Vải lụa Satin với các họa tiết đa dạng trên thân vải nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
  • Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu: Chất liệu vải an toàn và lành tính khi tiếp xúc với da.
  • Thấm hút tốt, thoáng mát.

Nhược điểm

  • Khó khăn trong việc gia công vải thô: Lụa Satin thường sẽ gây khó khăn trong việc cắt may chính xác theo số đo.
  • Khó giặt máy: Tính chất những bộ đồ làm từ lụa Satin khi bị tác động quá mạnh hay can thiệp các chất tẩy rửa quá mạnh thường sẽ rất nhanh mất form dáng đồ, nhanh phai màu, giảm tuổi thọ vốn có của quần áo,…

Phân loại lụa Satin có mấy loại

Phan loai vai lua satin
Phân loại vải lụa satin

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm lụa Satin với nhiều tên gọi và được phân loại theo từng đặc điểm khác nhau. Dưới dây Vải Thun Việt Phụng sẽ giúp bạn tìm hiểu, phân loại và nhận biết được các dòng vải lụa Satin hiện có trên thị trường hiện nay.

Satin Cotton

Satin Cotton là loại vải có trọng lượng khá nhẹ, bề mặt vải được gia công khá mịn và bóng bẩy một cách tinh tế. Bề mặt vải khá thích hợp với các thiết kế in phức tạp vì chất vải có thể cho ra bản in trên vải rất sắc nét và rõ màu. Sợi dọc và số sợi ngang của cotton satin cao tới 550 x 332.

Chiffon Satin

Chiffon Satin với thành phần chính là các sợi tổng hợp từ nylon, poly, satin,… Có đặc điểm chung khá giống với hầu hết các dòng lụa Satin khác là khá nhẹ, mỏng, không nhăn khi sử dụng và có đặc điểm khác biệt là có thể nhìn xuyên thấu. Chính vì lý do này nên Chiffon Satin thường được ứng dụng cho các sản phẩm đồ nội y, trang phục áo dài, váy dạ hội, váy cô dâu,…

Satin Polyester

Satin Polyester là một loại vải được làm từ sợi tổng hợp. Vì là sợi làm bằng nhựa hỗn hợp dầu mỏ nên các sợi Polyester rất bền và khó đứt. Chính vì lí do này nên vải Satin Polyester có độ bền tốt và tuổi thọ trung bình cao hơn các dòng lụa thông thường.

Antique Satin

Vải được sử dụng công nghệ dệt thoi, bề mặt có độ bóng mờ, xỉn màu, trọng lượng khi cầm lên tay khá nặng. Đối với Antique Satin thì người ta thường ứng dụng may rèm cửa để có được độ che phủ nhất định.

Baronet Satin

Baronet Satin được mệnh danh là loại vải Hoàng Gia, thuộc trong những hàng lụa đắt nhất thế giới khi mà ngày xưa chỉ có giới quý tộc Châu Âu xưa may làm áo choàng. Ngày nay thì Baronet Satin được ứng dụng khá rộng rãi như làm vỏ gối với màu sắc tươi sáng và đa dạng.

Duchess Satin

Đây là dòng vải được sử dụng để may áo cưới, đồ nội y cao cấp vì chất vải khá nặng nhưng giữ form dáng khá tốt và có độ bóng thấp. Hiện nay thì Duchess Satin là một trong những loại vải Satin phố biến nhất hiện nay.

Messaline Satin

Một trong những ứng dụng trong đời sống dễ thấy nhất của Messaline Satin là may thành các bộ Pijama và các kiểu đồ ngủ khác. Do chất vải sáng và được làm bằng lụa tơ tằm cao cấp không gây kích ứng cho da khi mặc.

Charmeuse Satin

Charmeuse Satin là loại vải được mệnh danh là “Vải của các hoàng đế” với 1 lớp vải sáng bóng như tráng gương ở mặt trước và 1 lớp mờ ở đằng sau. Đây là loại vải có trọng lượng trung bình so với các dòng vải trước đó, khi sờ vào có độ mềm mại nhất định.

Crepe-back Satin

Chất vải 2 lớp được dệt bằng 100% sợi polyester, có khả năng chống nhăn và cách nhiệt. Giá thành của loại lụa Crepe-back Satin này rất phải chăng do được làm từ sợi tổng hợp. Crepe-back Satin có độ chảy và độ rũ khá đẹp mắt, mặt trước vải bóng nhẹ và mặt sau có gân mờ tạo nên vẻ đẹp thanh lịch tuyệt đối cho người mặc.

Lucent Satin

Lucent Satin cũng như các dòng lụa khác là đều có 2 mặt. Tuy nhiên điều làm nên điểm khác biệt là cách thức dệt từ sợi filament xếp thẳng lên sợi poly dệt, tạo nên loại vải Satin tuyệt đẹp, nhẹ nhàng và lung linh.

Ứng dụng của vải lụa Satin

ung dung cua vai lua satin
Ứng dụng của vải lụa satin

Chất liệu lụa Satin không chỉ ứng dụng trong ngành thời trang và may mặc mà còn phổ biến rộng hơn ở các lĩnh vực khác điển hình như lĩnh vực nội thất.

Thời trang

Vải lụa Satin với đặc điểm nhẹ, thoáng khí, độ bóng sang trọng giúp tạo cho người mặc vẻ đẹp quý phái. Nên trong lĩnh vực thời trang thì Vải lụa Satin có nhiều ứng dụng rộng rãi nhất.

  • Đồ bộ lụa Satin tay dài: Đồ bộ lụa satin tay dài là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo cho chị em khi ở nhà, kết hợp với chất vải lụa Satin sẽ tôn lên vẻ đẹp thời thượng, sang trọng cho người sở hữu.
  • Pijama lụa Satin: Lụa Satin rất hay được ứng dụng trong các thiết kế đồ ngủ với chất vải mềm mịn không quá ôm sát người mặc, Pijama lụa Satin sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng.

Nội thất

Không chỉ giới hạn trong ngành thời trang, vải lụa Satin còn được ứng dụng trong các thiết kế nội thất nhắm đến sự sang trọng, quý phái mà chất vải này mang lại.

  • Ga giường lụa Satin: Với chất vải mềm mại, thoáng khí, không gây bí bách khi sử dụng là một trong những lí do lớn nhất mà người tiêu dùng chọn mua sản phẩm này.
  • Rèm lụa Satin: Đây sẽ là mẫu rèm sang trọng giúp căn phòng của bạn thanh lịch, thời thượng hơn.

Vải lụa Satin giá bao nhiêu?

Tùy vào từng chất vải, thành phần hay thương hiệu khác nhau mà vải lụa Satin có những mức giá khác nhau. Nếu vải lụa Satin có thành phần sợi cotton nhiều hơn sợi tổng hợp thì giá thành sẽ cao hơn.

Cụ thể, trung bình 1 mét vải lụa Satin trên thị trường hiện nay có giá giao động trong khoảng 900.000đ – 1.000.000đ/mét. Tuy nhiên, mức giá này còn có thể thay đổi theo nhà xưởng và họa tiết trên thân vải.

XEM THÊM: Vải Trượt Hàn Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Phân Loại Từ A-Z

Vừa rồi là các chia sẻ của Vải Thun Việt Phụng cho câu hỏi vải lụa Satin là gì? và cách phân loại, các ưu nhược điểm nổi bật của dòng vải này giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm  hơn trong việc chọn mua vải. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết với nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay