Bạn đang tìm kiếm thông tin về Vải Silk là gì? Và các đặc điểm, cách phân loại vải Silk trên thị trường hiện nay? Tất cả sẽ được Vải Thun Việt Phụng giải đáp thông qua bài viết bên dưới đây.
Vải Silk là chất liệu phù hợp với rất nhiều kiểu dáng và thiết kế nên thường được ứng dụng khá rộng rãi, là nguyên liệu phổ biến trong sản xuất và thiết kế trang phục. Vậy vải Silk là gì? mà được các ứng dụng phổ biến trong đời sống đến như vậy? Tất cả sẽ được Vải Thun Việt Phụng giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Contents
Vải Silk là gì?
Vải Silk có thành phần làm từ tơ tằm nhân tạo hay còn được gọi là sợi polyester. Vải Silk rất mỏng, mềm và kháng nước khá tốt, 2 mặt vải có một mặt bóng và mặt còn lại hơi nhám, có độ bám tốt nên rất dễ dàng trong việc in ấn hoa văn lên trên bề mặt vải.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải Silk
Sau khi trả lời xong câu hỏi vải Silk là gì? Tiếp theo Vải Thun Việt Phụng sẽ giới thiệu sơ qua về nguồn gốc và quá trình hình thành phát triển của vải Silk.
Vải Silk đã được hình thành từ rất lâu, ước tính khoảng 600 năm trước công nguyên đã có những người thợ dệt vải Trung Quốc hoàn thành 1 tấm vải lụa silk thủ công. Vì vậy, có thể nói Trung Quốc là cái nôi của ngành dệt lụa. Sau nay khi giao thương được mở rộng những thương nhân người Trung Quốc bắt đầu đem những sản phẩm lụa của mình sang buôn bán ở các nước phương Tây và ngày càng phổ biến cho đến tận ngày nay.
Đặc điểm của vải Silk
Vải Silk có 3 đặc tính quan trọng cần nhắc đến là tính cơ học, vật lý, hóa học.
- Về đặc tính cơ học thì do được làm từ sợi tơ tằm nhân tạo nên vải Silk có độ bền cao và khả năng co giãn thấp.
- Đặc tính vật lý: Do những tấm vải Silk được dệt theo cấu trúc hình tam giác nên bề mặt vải có khả năng phản chiếu ánh sáng hay còn được còn là độ bóng của lụa. Đây cũng là một trong những nét đặc trưng khi nhắc đến vải Silk.
- Đặc tính hóa học là khả năng giữ ẩm, hút nước của vải Silk cực kì ấn tượng do được sản xuất từ 100% sợi tơ tằm tự nhiên.
Ưu nhược điểm của vải Silk
Ngay sau đây Vải Thun Việt Phụng sẽ điểm qua những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của dòng vải Silk này nhé.
Ưu điểm
- Có độ bóng mượt
- Khả năng hút ẩm tốt
- Chất vải nhẹ, tạo cảm giác thoải mái khi mặc
- Không gây kích ứng, an toàn cho người mặc
Nhược điểm
- Giá thành khá cao do được dệt bằng phương pháp thủ công với sợi tơ tằm tự nhiên
- Độ đàn hồi kém
- Rất dễ bị ố vàng trong quá trình sử dụng
- Khả năng bắt màu khá kém
Quy trình sản xuất vải Silk
Để sản xuất được tấm vải Silk thù công hoàn chỉnh thì những người thợ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc 5 giai đoạn đã được đề ra. Cùng Vải Thun Việt Phụng tìm hiểu xem 5 giai đoạn đó bao gồm những gì nhé.
Giai đoạn 1: Chăn tằm
Mùa thích hợp cho việc chăn nuôi tằm lấy kén là mùa xuân và mùa thu có khí hậu mát mẻ, ôn hòa rất thích hợp cho sự phát triển của tằm. Vì trong suốt quá trình phát triển thì thức ăn chính của tằm là lá dâu, nên trong thời gian mùa xuân và mùa thu thì sẽ cung cấp được lượng thức ăn dồi dào cho tằm.
Một con tằm đang trong giai đoạn phát triển thưởng sẽ ăn lá dâu suốt cả ngày và đêm để đạt được kích thước mong muốn và bắt đầu nhả tơ tạo kén.
Giai đoạn 2: Nhả kén
Trong giai đoạn này các hộ nuôi tằm cần tạo không gian thoáng mát cho tằm nhả kén bằng cách dùng chiếc né từ thân cây tạo thành 5 lớp với các ô hình chữ nhật.
Đây là thời điểm đầu tiên của việc tằm nhả tơ để tạo ra lớp vỏ thô bên ngoài để cố định tổ. Trung bình mỗi con tằm sẽ tạo được sợi tơ có chiều dài gần 1000km.
Giai đoạn 3: Ươm tơ
Sau 7 ngày tử khi tằm nhả tơ tạo kén thì quá trình ươm tơ sẽ bắt đầu. Đây là giai đoạn kéo dài trong 5 ngày cho tằm trở thành ngài, cắn lớp kén và chui ra ngoài. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến tơ bị vụn và khó có thể se thành sợi được.
Lúc này để có thể ươm tơ thì người thợ phải dùng nước sôi và nhúng kén vào trong và đây cũng là bước chuẩn bị nguyên liệu tơ tằm cho quá trình dệt lụa.
Giai đoạn 4: Dệt lụa
Tùy vào từng cách dệt và số lượng tơ mà sẽ cho ra những loại vải có chất lượng khác nhau. Đối với vải silk thì tơ khá mỏng để tạo nên độ mỏng, mịn, mềm cho vải.
Giai đoạn 5: Nhuộm vải lụa
Khâu trực tiếp quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ của sản phẩm. Trước khi thực hiện nhuộm tơ vải Silk thì những người thợ sẽ ngâm vải trong nước nóng để loại bỏ những chất keo thừa còn sót lại trên bề mặt sản phẩm.
Sau đó, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà các nghệ nhân sẽ chọn pha màu hoặc thêm thắt các họa tiết trên vải.
Phân loại các loại vải Silk
Trên thị trường hiện nay nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng thì xuất hiện rất nhiều loại vải Silk và thường được phân loại thông qua các yếu tố như nguồn gốc, thành phần, đặc điểm của vải. Sau đây Vải Thun Việt Phụng sẽ điểm danh qua một vài dòng vải phổ biến trên thị trường hiện nay nhé.
- Vải kate Silk là loại vải có độ bền màu tốt thường được sử dụng để may đồng phục học sinh, đồng phục công sở,….
- Vải Silk lụa thường có màu trắng ngà hoặc một màu duy nhất, được dệt bằng phương pháp thủ công nên đây được xem như một trong những loại vải cao cấp trên thị trường hiện nay.
- Vải cotton Silk có thành phần chính là tơ tằm tự nhiên và cotton mang lại độ bóng, mềm mịn cho vải. Ngoài ra, vải còn có ưu điểm là vải không bị nhăn và có độ bền khá ổn định.
- Vải Silk tuyết được sử dụng phổ biến trong thời trang may mặc hằng ngày, với chất vải dày, mướt và an toàn cho da người sử dụng.
- Vải Silk cát với chất vải mỏng và mềm nhất trong tất cả các dòng vải lụa nên thường được ứng dụng trong ngành hàng may mặc áo dài.
- Vải Silk Hàn Quốc khác với những dòng tơ lụa thông thường được sản xuất tại Việt Nam thì vải Silk Hàn Quốc được biết đến với sự nổi bật và độc đáo trong cách phối chọn tông màu trên vải, mang lại vẻ đẹp mới lạ cho vải lụa.
- Vải Silk bóng được áp dụng kỹ thuật thuật dệt từng lớp nên chất vải lụa bóng thường mỏng, mịn và có độ co giãn thấp so với các dòng vải lụa vừa nêu trên.
Giá vải silk bao nhiêu tiền
Tùy thuộc vào thành phần chất liệu, họa tiết, màu sắc phối trên vải mà giá vải silk có thể thay đổi khác nhau. Với những dòng vải lụa được dệt 100% thủ công với chiều rộng 120cm thì mức giá có thể dao động trong khoảng 900.000 – 1.000.000 đồng/mét.
Những dòng vải Silk có thành phần làm từ các sợi tổng hợp thì mức giá sẽ mềm hơn, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng hơn, nằm trong khoảng 100.000 – 500.000 đồng/mét.
Cách nhận biết vải Silk
Do lượng cầu lớn hơn cung mà trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều vải Silk kém chất lượng hoặc pha trộn quá nhiều thành phần sợi tổng hợp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và trải nghiệm của người tiêu dùng.
Chính vì lí do đó mà Vải Thun Việt Phụng sẽ giúp bạn tổng hợp các phương pháp phân biệt được vải Silk kém chất lượng và vải Silk thủ công, chất lượng nhằm đảm bảo sức khỏe của mình và người thân trong quá trình sử dụng.
Vải lụa thường được dệt bằng các phương pháp thủ công nên độ lên màu khá kém, chính vì vậy mà người ta thường nhuộm 1 màu hoặc những tông màu đơn giản.
Kiểm tra nhiệt bằng cách đối một vài sợi vải trên lửa, lụa tơ tằm chính hiệu sẽ có mùi khét như tóc không cháy thành ngọn lựa, ngược lại thì lụa kém chất lượng sẽ cháy thành muội than và những hạt li ti.
Ứng dụng của vải Silk
Ứng dụng của vải Silk trong đời sống hiện nay đã trở nên khá phổ biến và rất dễ tìm thấy trong các sinh hoạt thường ngày. Nhưng trong đó thì ứng dụng nổi bật nhất vẫn là in chuyển nhiệt kỹ thuật số và trong may mặc.
In chuyển nhiệt kỹ thuật số
Đây là công nghệ in đảm bảo được độ lên màu, độ sáng và độ bóng, bám của mực in lên vải Silk. Một trong những ứng dụng có thể dễ dàng tự tìm thấy đó là: tranh treo tường, câu đối, tranh lụa treo bàn thờ,…
Thời trang
Trong lĩnh vực thời trang thì vải Silk với chất vải mịn, bóng, mềm mượt, độ rũ tốt thì thường được ứng dụng trong may áo dài, bikini, quần áo thể thao,…
Hướng dẫn cách vệ sinh bảo quản vải Silk
Sau đây Vải Thun Việt Phụng sẽ giúp các bạn đọc cùng tìm hiểu về cách bảo quản và vệ sinh các sản phẩm, vật liệu làm từ vải Silk nhé!
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các hóa chất trực tiếp lên bề mặt của vải.
- Nên giặt quần áo ngay sau khi mặc để tránh trường hợp vải bị ố vàng.
- Không được trực tiếp tiếp xúc với nguồn nhiệt nhiệt độ cao.
THAM KHẢO NGAY: Vải Lụa Satin Là Gì? Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Phân Loại
Vừa rồi là các chia sẻ của Vải Thun Việt Phụng nhằm giải đáp câu hỏi vải Silk là gì? cũng như các thông tin về đặc điểm và cách phân loại các dòng vải Silk khác nhau trên thị trường hiện nay, giúp người đọc có thêm kiến thức để có thể sử dụng các sản phẩm từ vải Silk một cách tốt nhất. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết với nhé!