Vải lụa tơ tằm là gì? Vải lụa tơ tằm được sử dụng như thế nào? Làm sao để phân biệt các loại vải lụa tơ tằm phổ biến? Ưu nhược điểm của loại vải này là gì? Trong bài viết dưới đây, Vải Thun Việt Phụng sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp bạn.
Từ xưa đến nay, vải lụa tơ tằm khi được nhắc đến sẽ khiến nhiều người liên tưởng tới là một loại lụa cao quý, trang nhã và đầy sang trọng. Thật vậy, loại lụa này được ví như “Nữ hoàng của các loại vải” vì đặc tính mịn màng, mềm mại và óng ánh mang lại giá trị cao khiến nhiều người mê mẩn. Chính vì đặc tính ấy mà nó rất ưa chuộng trong việc may trang phục, làm phụ kiện đi kèm hoặc sử dụng cho những mục đích khác nhau.
Nói đến đây sẽ có nhiều trường hợp không phân biệt được các loại vải lụa tơ tằm hoặc là ưu nhược điểm của loại vải này. Bài viết dưới đây là một trong những chia sẻ của Vải Thun Việt Phụng gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích có thể giúp bạn biết được vải lụa tơ tằm là gì, giá thành cũng như thương hiệu nổi tiếng của vải lụa.
Contents
Vải lụa tơ tằm là gì?
Lụa tơ tằm là loại vải tự nhiên được dệt từ những sợi tơ của tằm, chất vải mỏng và rất mềm mịn. Việc nuôi tằm lấy kén cho đến việc thu tơ và dệt lụa đều trải qua công đoạn thủ công mà không có sự can thiệp nào từ máy móc. Sợi tơ tằm có độ bền cao, được kết cấu từ các góc bo tròn hình tam giác nên khi được ánh sáng chiếu vào sẽ phát huy được vẻ đẹp óng ánh tự nhiên.
Tơ tằm chia ra làm 2 kiểu là tơ thường và tơ dại. Đối với loại tơ thường sẽ có màu trắng hoặc màu kem, ngược lại tơ dại sẽ có màu vàng cam, nâu hoặc xanh. Vì sợi tơ tằm có độ bền cao nên nếu có bị ướt thì cũng chỉ làm giảm đi 20% độ bền, tơ nhẹ nhưng hay bị nhăn, độ mài mòn vừa phải.
Phân loại các loại vải lụa tơ tằm Việt Nam
Một số loại vải lụa tơ tằm phổ biến như sau:
Vải Satin tơ tằm: Là một loại vải có độ bóng cao, chất vải mềm mại, nhẹ nhàng. Satin tơ tằm là loại vải được thêu dệt từ những chất liệu tơ tằm cao cấp với những loại sợi như: Polyester, tơ tằm, sợi viscose. Vì chất liệu cao cấp, tính thẩm mỹ cao nên giá thành của nó cũng đắt hơn so với các loại vải khác.
Thường thì vải Satin được sử dụng cho việc may trang phục như: jumpsuit, áo kiểu, váy, đầm, khăn choàng và còn được thiết kế làm trang phục cưới. Một nhược điểm đáng tiếc của Satin tơ tằm là loại vải này rất dễ rách, khó may nên khi bị rách việc may vá sẽ trở nên rất bất tiện. Tuy có những nhược điểm không tốt nhưng không vì thế mà làm mất đi giá trị của nó, đây vẫn là loại vải được nhiều người săn đón.
Vải Muslin tơ tằm: Đây là loại vải mỏng, sợi dệt mịn, nhẹ, có độ rủ cao. Muslin tơ tằm thường được sử dụng làm rèm cửa, ga giường và trong may mặc như: áo, quần, khăn choàng,..
Vải Crepe tơ tằm: Thuộc loại vải mỏng, mềm, nhẹ và có độ xốp.
Vải lụa tơ tằm có đặc tính gì?
Tính chất vật lý: Khi được ánh sáng chiếu vào sẽ làm toát lên vẻ đẹp óng ánh tự nhiên qua các góc độ khác nhau vì loại vải này có kết cấu hình tam giác với các góc bo tròn. Việc chạm vào vải sẽ khiến ta cảm nhận được sự mềm mại, êm dịu và đây chính là đặc tính vốn có của nó.
Tính chất cơ học: Độ co giãn của vải lụa không được tốt, chỉ đạt ở mức trung bình, nhưng ngược lại có độ bền cực kì tốt.
Tính chất hóa học:
- Độ dẫn điện, dẫn nhiệt vô cùng kém mà lại chống nước tốt nên đây là sự lựa chọn tốt nhất khi trời lạnh.
- Khi phơi dưới ánh sáng quá nhiều sẽ làm mất đi độ bền của vải.
- Khi tiếp xúc với mồ hôi cơ thể sẽ nhanh chóng bị ố vàng.
- Độ giữ ẩm của vải lụa là 11%
Ưu điểm – Nhược điểm của vải lụa tơ tằm
Một số ưu nhược điểm của loại vải này như sau:
Ưu điểm
- Vải mịn màng, độ bền cao và chắc.
- Đàn hồi tốt, thoáng mát, có vẻ đẹp óng ánh.
- Không gây kích ứng da với những người dễ mẫn cảm.
- Thích hợp với mọi thời tiết.
- Làm tăng khí chất của người mặc một cách sang trọng, thanh cao.
Nhược điểm
- Vì là vải lụa nên dễ nhăn nhúm, khó phẳng.
- Dễ bay màu.
- Được tạo thành tơ tằm nên khi mặc vào sẽ có cảm giác bám vào da.
- Giá cả cao hơn so với những loại vải khác.
Giá bán vải lụa tơ tằm
Được biết đến là loại vải lụa đắt tiền nên chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc về giá cả của nó, dưới đây là những thông tin mà Vải Thun Việt Phụng tổng hợp được, hãy cùng tham khảo nhé:
Đối với loại lụa tằm khô thường thì mức giá khoảng 1.443.036 đồng/kg.
Lụa tơ tằm truyền thống:
- Vải lụa mỏng: Dao động từ 175.000 – 400.000 đồng/mét.
- Vải lụa dày: Có giá cao hơn vải mỏng là 450.000 đồng/mét.
Đối với những loại lụa đã được in:
- Vải lụa mỏng: Giá dao động từ 350.000 – 800.000 đồng/mét.
- Vải lụa dày: Có giá khoảng 900.000 đồng/mét.
Ngoài ra đối những vải lụa đã được in ấn họa tiết sẵn và có nhiều hoa văn thì giá thành lên tới 1.000.000 đồng.
Những thương hiệu lụa tơ tằm nổi tiếng ở Việt Nam
Top những thương hiệu sản xuất lụa tơ tằm nổi tiếng của Việt Nam như sau:
Làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội)
Làng lụa Vạn Phúc là cái tên gắn bó lâu đời với làng nghề dệt lụa Việt Nam. Danh tiếng của thương hiệu này được biết đến với những tấm vải lụa mềm mại, màu sắc hoa văn vô cùng sinh động, phong phú, kiểu may đa dạng mang nhiều đường nét khác nhau. Làng lụa này hiện nay có gần 800 hộ gia đình theo nghề, chiếm gần 60% người dân sinh sống tại đây. Vào năm 2011, làng lụa Vạn Phúc được nhà nước bình chọn là “Thương hiệu vàng Thăng Long”.
Lụa tơ tằm Nha Xá (Hà Nam)
Lụa tơ tằm Nha Xá có mặt ở nhiều nơi chỉ xếp sau lụa Hà Đông của làng Vạn Phúc. Lụa Nha Xá mang theo nét đẹp từ lâu đời, màu sắc hài hòa nhưng không kém phần sắc sảo khiến người mặc toát lên nét đẹp thanh cao, quý phái.
>>> Tham khảo thêm: Vải Umi Là Gì? Tính Chất, Ưu Nhược Điểm Của Vải Umi
Lụa Duy Xuyên (Quảng Nam)
Làng lụa Duy Xuyên đã hành nghề từ lâu đời, có lịch sử trên 300 năm. Những công đoạn trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đều trải qua những bàn tay khéo léo, tinh xảo của những nghệ nhân Chăm Pa tại địa phương. Lá dâu cho tằm ăn được lấy từ nơi rừng sâu của tỉnh Quảng Nam, chính vì thế mà lụa tơ tằm ở đây rất mềm mại, khác biệt rõ ràng so với lụa ở những nơi khác.
Lụa tơ tằm Tân Châu (An Giang)
Trái ngược với những làng lụa khác, làng lụa Tân Châu khi cho tằm ăn họ không hái từng lá mà chặt sát gốc, gom lại thành từng bó lớn và lá dâu sẽ được cắt thành sợi đem cho tằm ăn. Lụa Tân Châu được nhuộm bằng trái mặc nưa, hoàn toàn trải qua công đoạn thủ công không sử dụng chất hóa học nên lụa không chỉ bền mà còn óng ả và không bị phai màu. Chính vì điều này mà ở An Giang vải lụa Tân Châu đã tạo nên tiếng vang cho làng nghề của mình.
Qua bài viết mà Vải Thun Việt Phụng chia sẻ ở phía trên hy vọng rằng sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp bạn có cái nhìn mới hơn về vải lụa cũng như biết được “vải lụa tơ tằm là gì”. Ngoài ra việc nắm vững được các đặc tính của vải lụa tơ tằm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc lựa chọn những thước vải phù hợp với nhu cầu của bản thân.