Vải Umi là gì? Vải Umi có những tính chất nào? Ưu điểm, nhược điểm ra sao? Vải Thun Việt Phụng đã sẵn sàng đem đến những thông tin hữu ích để chia sẻ cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cái tên vải Umi đã không còn xa lạ trong ngành công nghiệp thời trang vì độ phổ biến của nó, với giá thành rẻ đi kèm nhiều ưu điểm nổi bật đã hoàn toàn chiếm hữu được sự ưa chuộng của người dùng trên toàn cầu. Không chỉ có vậy, loại vải này còn được coi là “bản thế thân” hoàn hảo cho vải lụa đắt tiền. Chính vì thế mà ở bài viết này Vải Thun Việt Phụng muốn giới thiệu đến cho bạn vải Umi, hãy cùng tìm hiểu để biết được Vải Umi là gì nhé!
Contents
Vải Umi là gì?
Vải Umi là loại vải được dệt kết hợp giữa sợi tơ nhân tạo và sợi tơ tự nhiên được chiết xuất từ gỗ, tre, nứa tác dụng với các hợp chất cotton hoặc spandex,… Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của loại vải này. Sợi vải có cấu tạo từ tơ sợi bán tổng hợp vì thế mà có chất vải vô cùng thoáng mát, ngoài ra còn có tính co giãn và độ thấm hút vô cùng tốt.
Lịch sử vải Umi
Vào những năm 80, vải Umi này đã xuất hiện và thịnh hành, được coi là loại vải có lịch sử lâu đời nhất trong ngành công nghiệp, thay thế cho vải lụa tơ tằm đắt đỏ. Cho đến nay, loại vải này vẫn được phát triển mạnh và ngày càng thịnh hành hơn.
Với loại vải này, khi mặc vào sẽ cảm nhận rõ cảm giác được tôn dáng, ôm body vì có độ co giãn 4 chiều linh hoạt. Ngoài ra vải Umi có chất liệu vải vô cùng thoáng mát, bề mặt vải mềm mịn vì có kết cấu của những sợi lông dệt tự nhiên, đem đến cảm giác thoải mái, tinh tế và không kém phần sang trọng.
Những tính chất nổi bật của vải Umi
Vải Umi mang 2 tính chất cơ bản là: Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Tính chất vật lý
- Bề mặt mềm mịn, độ co giãn tốt.
- Khả năng thấm hút nhanh.
- Có độ rũ, bồng bềnh như vải tơ lụa.
Tính chất hóa học
- Trong điều kiện ẩm ướt dễ bị ẩm mốc
- Kém bền với kiềm, axit và lửa.
- Kém bền với nước.
Quy trình sản xuất vải Umi
Để có một chiếc vải Umi hoàn thiện sẽ phải trải qua những quy trình sau đây:
- Bước 1: Cây được cắt thành miếng nhỏ, đem nghiền nát thành bột, dùng bột hòa tan trong hóa chất để tạo thành dung dịch bột gỗ có màu nâu.
- Bước 2: Tiến hành rửa sạch và tẩy trắng để chuẩn bị cho công đoạn tạo sợi vải.
- Bước 3: Xử lý bột gỗ bằng hợp chất CS2 và hòa tan nó vào dung dịch bazơ NAOH thu lại được dung dịch Visco.
- Bước 4: Dung dịch Visco được đẩy qua máy ép sợi tạo thành xenlulozơ phát sinh, tiếp đó sẽ được kéo thành sợi và cuối cùng được đem đi dệt thành vải Umi.
Ưu nhược điểm của vải Umi
Ưu điểm
Khả năng hấp thụ nước tốt hơn các loại vải khác
Vào những ngày trời oi bức, vải Umi chính là một sự lựa chọn tốt vì nó không hấp thụ nhiệt, càng không gây nóng cho cơ thể. Một đặc điểm nổi bật nữa đó chính là khả năng thấm hút vô cùng nhanh, khá phù hợp cho những ai hay đổ mồ hôi hoặc khi chơi thể thao.
Chất liệu vải nhẹ nhàng, mềm mịn
Là loại tơ bán tổng hợp nên vô cùng thoáng khí, tuy dày nhưng bám chặt vào cơ thể. Đặc biệt được dệt từ sợi Xenlulozo nên khi mặc mang lại cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại.
Bền màu
Đây là loại vải vô cùng bền màu so với các loại vải khác, chính vì vậy mà không phải lo sợ bị bay màu cho dù thời gian sử dụng lâu dài.
Nhược điểm
Một nhược điểm vô cùng đáng tiếc cho loại vải này đó chính là độ bền kém. Vì có độ bền kém nên khi có lực tác động mạnh vào vải ví dụ như: kéo, giật,… sẽ gây ra tình trạng dễ rách. Ngoài ra nếu để ở trong môi trường ẩm ướt lâu dài sẽ gây nên ẩm mốc.
Ứng dụng của vải Umi
Vải Umi được ứng dụng khá rộng rãi trong ngành công nghiệp như:
Trong may mặc
- Được sản xuất làm áo thun, đồng phục công nhân, học sinh,…
- Được thiết kế làm chân váy, đầm ôm body, quần tây bó sát, trang phục công sở vì đặc tính co giãn, nhẹ nhàng của vải.
Trong đời sống
- Được sử dụng làm rèm cửa, túi xách, khăn trải giường, vỏ ga gối…
Vải Umi giá bao nhiêu?
Tùy vào nơi bán mà sẽ có giá khác nhau, thường thì sẽ giao động trong khoảng từ 120.000đ đến 150.000đ.
>>> Tham khảo thêm: Sweater Là Gì? Cách Phối Đồ Áo Sweater Nam Nữ ĐẸP NHẤT
Cuối cùng, qua bài viết này hy vọng bạn sẽ biết được “Vải Umi là gì”, nắm vững được những đặc điểm, ưu điểm của loại vải này. Thông qua đó có thể giúp bạn lựa chọn được cho mình một loại vải Umi phù hợp để tạo điểm nhấn cho bản thân.